Kế hoạch giải cứu chưa từng có của 11 ngân hàng lớn nhất nước Mỹ

Hôm 16-3, 11 ngân hàng lớn nhất của Mỹ cam kết cung cấp 30 tỉ USD tiền mặt cho Ngân hàng First Republic để ngăn chặn tình trạng rút tiền gửi ồ ạt.

Nhiều người gửi tiền đã tháo chạy khỏi các ngân hàng khu vực và làm rung chuyển hệ thống tài chính nước Mỹ. 

Theo CNBC, First Republic có tỉ lệ tiền gửi không được bảo hiểm cao thứ 3 trong số các ngân hàng Mỹ, sau Ngân hàng Silicon Valley (SVB) và Signature, hai ngân hàng đã bị các cơ quan quản lý đóng cửa vào cuối tuần qua. Các tổ chức xếp hạng tín dụng S&P Global Ratings và Fitch Ratings cũng hạ bậc First Republic vì các khoản nợ của ngân hàng này. 

Ngân hàng First Republic cuối tuần qua cho rằng họ có hơn 70 tỉ USD thanh khoản khả dụng, không tính các khoản tiền bổ sung mà họ có thể huy động được từ Chương trình Cho vay Có kỳ hạn Ngân hàng của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED). Tuy nhiên, điều đó không đủ để ngăn các nhà đầu tư bán phá giá cổ phiếu.

Cổ phiếu của Ngân hàng First Republic giảm thêm 22% hôm 16-3 (giờ địa phương) trước khi có gói cứu trợ. Ảnh: Reuters

Cổ phiếu của Ngân hàng First Republic giảm thêm 22% hôm 16-3 (giờ địa phương) trước khi có gói cứu trợ. Ảnh: Reuters

Mỗi ngân hàng trong nhóm 4 ngân hàng lớn nhất nước Mỹ gồm Bank of America, Wells Fargo, Citigroup và JPMorgan Chase sẽ góp khoảng 5 tỉ USD trong khi Goldman Sachs và Morgan Stanley mỗi bên góp khoảng 2,5 tỉ USD. Các ngân hàng còn lại mỗi bên sẽ góp khoảng 1 tỉ USD.

Đây là một kế hoạch giải cứu chưa từng có. Trong kế hoạch này, hầu hết ngân hàng lớn nhất của Mỹ sẽ gửi tiền không được bảo hiểm vào First Republic.

Các ngân hàng cho biết trong một tuyên bố chung hôm 16-3: "Hành động của các ngân hàng lớn nhất nước Mỹ phản ánh niềm tin của họ vào hệ thống ngân hàng của đất nước. Chúng tôi đang cùng nhau triển khai sức mạnh tài chính và thanh khoản của mình vào hệ thống lớn hơn, nơi cần thiết nhất".

Trong những ngày qua, các ngân hàng lớn đã nhận được hàng tỉ USD tiền gửi từ các ngân hàng nhỏ hơn trong khu vực khi cuộc khủng hoảng ngân hàng khiến nhiều khách hàng hoảng sợ.

Các ngân hàng và cơ quan quản lý hy vọng rằng hành động "giải cứu" Ngân hàng First Republic sẽ bảo vệ ngân hàng này và ngăn chặn cuộc khủng hoảng lan sang các ngân hàng nhỏ hơn khác.

Cổ phiếu của Ngân hàng First Republic, nơi có trụ sở tại San Francisco chủ yếu phục vụ các khách hàng giàu có, bao gồm người đồng sáng lập Facebook Mark Zuckerberg, đã giảm khoảng 70% kể từ khi có tin SVB sụp đổ.

Cổ phiếu của Ngân hàng First Republic giảm thêm 22% hôm 16-3 (giờ địa phương) trước khi có gói cứu trợ và tăng gần 10% khi kết phiên cùng ngày.

Kế hoạch giải cứu chưa từng có của 11 ngân hàng lớn nhất nước Mỹ

Mỹ: 2 ngân hàng sụp đổ, ông Biden và ông Trump lên tiếng

Trong khi nhiều người dân Mỹ lo lắng, Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố hệ thống ngân hàng của nước này vẫn an toàn.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Xuân Mai ([Tên nguồn])
Tin tức Mỹ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN