Kế hoạch được Tổng thống Biden ấp ủ suốt 6 tháng để mở rộng NATO

Sự kiện: Joe Biden Tin tức Mỹ

Tổng thống Mỹ Joe Biden đang gặp gỡ hoàng gia Tây Ban Nha thì nhận được tin báo rằng kế hoạch táo bạo mà ông ấp ủ từ 6 tháng trước sắp hái được quả ngọt.

Ngày 28/6 (giờ địa phương), đại diện Phần Lan, Thuỵ Điển đã gặp gỡ lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ, người từng lên tiếng phản đối gay gắt việc 2 quốc gia Bắc Âu này gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), liên minh quân sự phương Tây do Mỹ dẫn đầu. Trong cuộc gặp này, các nước đã đạt được một thoả thuận 3 bên mang tính đột phá. 

Cùng ngày, Tổng thống Mỹ Joe Biden đang gặp gỡ Quốc vương Tây Ban Nha Felipe VI tại Cung điện Hoàng gia trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức để chuẩn bị tham dự Hội nghị thượng đỉnh NATO tại Madrid (Tây Ban Nha). Ngay khi nhận được thông tin tóm tắt về một bản ghi chú được ký kết giữa 3 bên Phần Lan, Thuỵ Điển và Thổ Nhĩ Kỳ, ông chủ Nhà Trắng đã bày tỏ sự ủng hộ và hoan nghênh thoả thuận này.

Phần Lan, Thuỵ Điển và Thổ Nhĩ Kỳ đạt được thoả thuận 3 bên vào ngày 28/6 (giờ địa phương). Ảnh: AP 

Phần Lan, Thuỵ Điển và Thổ Nhĩ Kỳ đạt được thoả thuận 3 bên vào ngày 28/6 (giờ địa phương). Ảnh: AP 

Trong hơn 6 tháng kể từ khi Tổng thống Biden lần đầu tiên điện đàm với người đồng cấp Phần Lan Sauli Niinistö và mời ông gia nhập NATO, tình hình an ninh châu Âu đã thay đổi toàn diện. Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine đã phần nào khiến Phần Lan và Thuỵ Điển cân nhắc lại về tình hình an ninh biên giới của họ. Cuối cùng, cả 2 quốc gia Bắc Âu, vốn đã duy trì hàng thập kỷ trung lập, đã quyết định thay đổi lập trường của họ.

Phát biểu mở màn Hội nghị thượng đỉnh NATO hôm 29/6, Tổng thống Biden đã nói: "Quyết định từ bỏ tình trạng trung lập, và truyền thống trung lập lâu đời, để gia nhập NATO của 2 nước này sẽ khiến tất cả chúng ta trở nên an toàn và tăng cường an ninh cho tất cả chúng ta, khiến NATO lớn mạnh hơn. Chúng ta đã gửi đi một thông điệp không thể nhầm lần, theo quan điểm của tôi, rằng NATO là một khối mạnh mẽ, đoàn kết và các bước chúng ta đang thực hiện trong hội nghị thượng đỉnh này sẽ tăng cường hơn nữa sức mạnh tập thể của chúng tôi".

Theo CNN, những nỗ lực khuyến khích Phần Lan và Thuỵ Điển gia nhập NATO là thành quả của nhiều tháng ngoại giao ổn định và trong những ngày qua là kết quả của một loạt các cuộc điện đàm và hội họp giữa các quan chức hàng đầu. Vào ngày 29/6, NATO đã chính thức gửi lời mời 2 quốc gia Phần Lan và Thuỵ Điển gia nhập khối.

Trước khi hội nghị NATO diễn ra tại Madrid, nhiều quan chức châu Âu đã dự đoán rằng các vấn đề cản trở Phần Lan và Thuỵ Điển gia nhập khối, chủ yếu đến từ những lo ngại từ phía Thổ Nhĩ Kỳ, hoàn toàn có thể được giải quyết vào thời điểm các nhà lãnh đạo rời Tây Ban Nha. Trên thực tến, các nước đã hạ với cái tôi để đạt được một thoả thuận mà họ từng cho rằng sẽ mất tới nhiều tháng để giải quyết. 

Trong "chặng nước rút" trước khi hội nghị diễn ra, một cuộc điện đàm được thực hiện vào thời điểm chiến lược giữa ông Biden và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ và một thoả thuận được ký vào phút chót đã mở đường cho các thành viên tiềm năng mới nhất gia nhập khổi. 

Từ tháng 12/2021, căng thẳng giữa Nga và Ukraine đã gia tăng khi Nga triển khai một lượng lớn binh sĩ ở khu vực biên giới giữa 2 nước. Vào ngày 13/12/2021, Tổng thống Biden đã điện đàm với Tổng thống Niinistö để nêu ý tưởng về việc gia nhập NATO. 

Tới tháng 3/2022, sau khi xung đột nổ ra, tổng thống Mỹ đã mời người đồng cấp Phần Lan tới Nhà Trắng để tiếp tục đàm phán. Trong cuộc họp tại Phòng Bầu dục, sau khi nói rõ hơn về đề nghị mời Phần Lan gia nhập NATO, 2 nhà lãnh đạo cũng đã nhấc điện thoại gọi cho Thủ tướng Thuỵ Điển Magdalena Andersson, để thông tin với bà. 

Sau một thời gian cân nhắc kỹ lưỡng, vào tháng 5, Phần Lan và Thuỵ Điển đã cùng nhau nộp đơn xin gia nhập NATO tại Brussels (Bỉ). Một ngày sau đó, nhà lãnh đạo 2 nước đã tới Vườn Hồng Nhà Trắng, cùng Tổng thống Biden đánh dấu một cột mốc lịch sử. 

Ba nhà lãnh đạo gặp nhau ở Vườn Hồng Nhà Trắng ngày 19/5. Ảnh: AP 

Ba nhà lãnh đạo gặp nhau ở Vườn Hồng Nhà Trắng ngày 19/5. Ảnh: AP 

Tại đây, bà Andersson phát biểu: "Sau 200 năm không liên kết quân sự, giờ đây Thuỵ Điển là lựa chọn con đường mới". 

Trong khi đó, ông Niinistö nhận xét: "Phần Lan đã đưa ra quyết định một cách nhanh chóng nhưng kỹ lưỡng". 

Dù Phần Lan và Thuỵ Điển nhận được sự ủng hộ của phần lớn thành viên NATO khi quyết định xin gia nhập khối thì Thổ Nhĩ Kỳ lại đưa ra một tín hiệu trái ngược. Thành viên lâu năm của NATO đã cáo buộc 2 quốc gia Bắc Âu chứa chấp các thành viên của Đảng Công nhân Kurdistan thuộc lực lượng ly khai, còn được gọi là PKK, mà Thổ Nhĩ Kỳ coi là một tổ chức khủng bố. Ngoài ra, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cũng muốn các nước gỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí cho Thổ Nhĩ Kỳ, vốn đã được áp dụng sau khi Thổ Nhĩ Kỳ can thiệp quân sự vào miền Bắc Syria năm 2019.

Ba nước sau đó đã duy trì đàm phán. Nhưng trong một quyết định tỉnh táo, ông Biden đã cố gắng giữ khoảng cách và tránh đặt Mỹ vào thế giữa. Thay vào đó, ông Biden "đã lựa chọn một cách kỹ lưỡng những khoảnh khắc để cố gắng đạt được thoả thuận cuối cùng".

Một quan chức châu Âu cho biết: "Mỹ không muốn đứng giữa ở vấn đề này. Nếu người tổng thống Mỹ bằng cách nào đó chỉ ra rằng một vấn đề gì đó trong quan hệ này, thì ông Erdoğan sẽ có thêm thứ khác mà ông ấy muốn yêu cầu".

Tuy nhiên, các cuộc đàm phán vẫn tiếp tục giữa các bên khác nhau. Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan và Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã nói chuyện với những người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ. Phần Lan và Thụy Điển đã duy trì các cuộc đàm phán riêng của họ với Ankara. Và quá trình này được tiếp tục thực hiện.

Khi hội nghị thượng đỉnh ở Madrid đến gần, các quan chức Mỹ và châu Âu ngày càng thất vọng trước sự phản đối của Thổ Nhĩ Kỳ. Các quan chức, những người từng nói rằng họ hy vọng hội nghị thượng đỉnh Madrid sẽ đóng vai trò như một bữa tiệc chào đón hai thành viên mới nhất của liên minh, đã tin rằng viễn cảnh này khó có thể xảy ra.

Nhưng khi hội nghị thượng đỉnh gần đến, đã có dấu hiệu của sự tiến triển trong các thoả thuận. Vào sáng 28/6, ông Biden nhận được một đề nghị từ ông Niinistö và bà Andersson: Đã đến lúc gọi điện cho ông Erdoğan.

Phát biểu từ dãy Alps Bavarian, nơi ông đang tham dự hội nghị thượng đỉnh G7, Tổng thống Biden khuyến khích nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ "nắm bắt thời điểm và hoàn thành việc này ở Madrid". Và ông ấy nói thêm rằng nếu thỏa thuận có thể được ký kết trước khi hội nghị thượng đỉnh bắt đầu, đây sẽ là tiền đề cho một cuộc gặp song phương chính thức giữa hai nhà lãnh đạo  ở Tây Ban Nha.

Chiến lược này đã đạt được hiệu quả. Vào đầu giờ tối, ông Niinistö, bà Andersson và ông Erdoğan đã cùng nhau thông báo rằng Ankara không còn phản đối Helsinki và Stockholm nữa, khẳng định đơn xin gia nhập NATO của Phần Lan và Thụy Điển sẽ được thông qua. Và sau đó một ngày, ông Biden sẽ có cuộc gặp chính thức với ông Erdoğan. 

Thổ Nhĩ Kỳ cho biết họ "đã có được những gì họ muốn" trong thỏa thuận, bao gồm cả hợp tác về "dẫn độ tội phạm khủng bố". 

Theo CNN, bất kể cuộc tranh cãi từng vì vấn đề gì, các nhà lãnh đạo đã định hình kết quả là một chiến thắng. Và hơn 4 tháng sau chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine, NATO đã sẵn sàng chào đón hai thành viên mới.

Serbia tuyên bố không làm “bia đỡ đạn” cho NATO trong căng thẳng với Nga

Phương Tây phải xin lỗi vì đã gây ra cái chết của người Serbia trong cuộc xung đột năm 1999, Bộ trưởng Nội vụ Serbia, Aleksandar Vulin tuyên bố.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Minh Hạnh (Theo CNN) ([Tên nguồn])
Joe Biden Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN