Kế hoạch dùng “pháo đài bay” B-52 Mỹ bảo vệ Đài Loan nếu TQ tấn công
Một tư lệnh không quân Mỹ gần đây tiết lộ cách Mỹ dùng “pháo đài bay” B-52 can thiệp nếu Trung Quốc phát động chiến dịch thu hồi Đài Loan bằng vũ lực.
Mìn Mk-56 trang bị cho oanh tạc cơ B-52 Mỹ tại căn cứ trên đảo Guam.
Theo hiệp ước ký với Đài Loan, Mỹ có trách nhiệm bảo đảm năng lực phòng thủ của hòn đảo trước các mối đe dọa từ bên ngoài.
Vượt qua eo biển Đài Loan, hạm đội tàu chiến, tàu đổ bộ Trung Quốc có thể không chỉ phải đối mặt với sự phản kháng của Đài Loan, mà còn cả của Mỹ, theo Asia Times.
Trung Quốc những năm qua ráo riết nâng cao năng lực tác chiến đổ bộ, chế tạo tàu sân bay, tàu tấn công đổ bộ, xây dựng lực lượng thủy quân lục chiến còn không quân tăng cường tập trận tác chiến trên không.
Trong khi đó, một trong những phương án Mỹ giúp Đài Loan tăng cường năng lực phòng thủ là sử dụng oanh tạc cơ chiến lược B-52 rải một lượng lớn mìn trên biển.
Tại căn cứ không quân Mỹ ở bang Louisiana, nơi được trang bị tới 30 oanh tạc cơ B-52H, các phi công tham gia nhiệm vụ huấn luyện tác chiến mới.
Thiếu tướng không quân Mỹ, Robert Novotny chia sẻ các bức ảnh oanh tạc cơ B-52 thả 15 quả mìn Quickstrike, hay còn gọi là mìn bay thông minh.
6 quả được gắn trên các giá đỡ bên ngoài và 9 quả thả từ bên trong thân máy bay.
Quickstrike là dòng mìn biển, do máy bay rải để chống tàu mặt nước và tàu ngầm. Phiên bản Quickstrike Mark 62 được chuyển đổi từ bom thường loại 200kg, Mark 63 từ bom loại 400kg và Mark 65 là mìn nặng 800kg. Những quả mìn bay có thân vỏ mỏng hơn rất nhiều so với bom.
Oanh tạc cơ B-52 Mỹ trang bị mìn bay.
Để bảo vệ các máy bay rải mìn và mở rộng phạm vi chiến đấu, hải quân Mỹ gần đây đã nâng cấp mìn Quickstrike, lắp thêm hệ thống dẫn đường bằng GPS và cánh đuôi, giúp mỗi quả mìn lượn được xa trên không trung.
Những quả mìn có cánh này có thể lượn xa hơn 60km khi được thả từ độ cao khoảng 10.000 mét. Không quân Mỹ hiện có hơn 70 oanh tạc cơ B-52 trong biên chế chiến đấu.
Trong trường hợp xung đột nổ ra ở Đài Loan, các oanh tạc cơ B-52H có thể nhanh chóng áp sát hòn đảo, thả từ vài trăm đến hàng ngàn quả mìn xuống eo biển Đài Loan, kéo dài thời gian để Đài Loan chuẩn bị phòng vệ.
Theo Asia Times, nếu để Trung Quốc phát hiện oanh tạc cơ Mỹ trang bị mìn biển, Bắc Kinh có thể giáng đòn tên lửa phủ đầu nhằm vào căn cứ Mỹ trên đảo Guam, để đảm bảo chiến dịch thu hồi Đài Loan diễn ra theo đúng kế hoạch.
Đòn tấn công bất ngờ sẽ khiến lực lượng Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương tê liệt và ngăn Mỹ hỗ trợ Đài Loan.
Năm 2019, các chuyên gia tại trung tâm nghiên cứu Mỹ ở Đại học Sydney, Úc từng dự đoán: “Chiến lược phòng thủ của Mỹ ở Ấn Độ-Thái Bình Dương đang đứng trước một cuộc khủng hoảng chưa từng có”.
“Mỹ không còn chiếm ưu thế quân sự ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và cán cân duy trì sức mạnh quân sự đang lung lay hơn bao giờ hết”, nhóm các nhà nghiên cứu nhận định.
Nguồn: [Link nguồn]
Một đoạn video quay cảnh chiếc máy bay đang bốc cháy dữ dội trên mặt đất đang gây “sốt” trên mạng xã hội Twitter...