Kế hoạch dùng 520 quả bom hạt nhân của Mỹ, tạo kênh đào thay thế Suez ở Israel

Mỹ từng lên kế hoạch sử dụng 520 quả bom hạt nhân để tạo kênh đào chảy qua Israel, tạo tuyến đường thay thế cho kênh đào Suez gần đó, tài liệu giải mật cho biết.

Kênh đào thay thế được đề xuất chảy qua vùng sa mạc ở Israel.

Kênh đào thay thế được đề xuất chảy qua vùng sa mạc ở Israel.

Theo Business Insider, kế hoạch chỉ dừng lại ở bước đề xuất phương án. 

Nhưng nếu có một kênh đào thứ hai san sẻ gánh nặng cho kênh đào Suez, sự kiện siêu tàu hàng mắc kẹt suốt 6 ngày, gây thiệt hại tới 1 tỷ USD, đã không nghiêm trọng đến như vậy.

Tài liệu dựa trên bản ghi nhớ năm 1963, giải mật năm 1996, cho biết Mỹ muốn dùng 520 quả bom hạt nhân để tạo ra tuyến đường thuỷ dài 257km. Bản ghi nhớ gọi đây là kế hoạch “sử dụng chất nổ hạt nhân để đào kênh Biển Chết trên sa mạc Negev”.

Tuyến đường được đề xuất trải dài qua sa mạc Negev ở Israel, nối Địa Trung Hải với Vịnh Aqaba, mở ra tuyến đường biển kết nối với Biển Đỏ và Ấn Độ Dương.

Bộ Năng lượng Mỹ đánh giá cao kế hoạch do các chuyên gia tại Phòng thí nghiệm Quốc gia Lawrence Livermore đề xuất. “Phương pháp đào kênh kiểu truyền thống là quá tốn kém”, bản ghi nhớ viết. “Dùng chất nổ hạt nhân đem lại lợi ích lớn hơn”.

“Kênh đào thứ hai tạo lợi thế chiến lược thay vì phụ thuộc vào kênh đào Suez, giúp mở rộng phát triển kinh tế”, bản ghi nhớ cho biết thêm.

Các chuyên gia ước tính, cần tới bom hạt nhân có sức công phá 2 megaton cho mỗi 1,6km đường thuỷ được khai thông, do đó cần tổng cộng 520 bom hạt nhân với sức công phá 1,04 gigaton.

Theo nội dung giải mật, khu vực sa mạc Negav hoang vắng, không có người ở nên sử dụng bom hạt nhân để tạo đường thuỷ là hoàn toàn chấp nhận được.

Tuy nhiên, dự án được kết luận là không khả thi không phải do yếu tố kỹ thuật, mà do vấn đề địa chính trị. Một tuyến đường thuỷ thay thế đi qua Israel chắc chắn sẽ vấp phải sự phản ứng từ các quốc gia Ả Rập.

Bản ghi nhớ năm 1963 xuất hiện trong bối cảnh cuộc khủng hoảng Suez trôi qua chưa được một thập kỷ. 

Năm 1956, Israel được Pháp và Anh hậu thuẫn, tạo thành liên minh quân sự tấn công Ai Cập, chiếm quyền kiểm soát kênh đào Suez sau khi Ai Cập tuyên bố quốc hữu hoá kênh đào.

Cuộc khủng hoảng kết thúc khi Mỹ thể hiện rõ lập trường đứng về phía Ai Cập cùng Liên Xô, phản đối Anh, Pháp, Israel.

Cuối cùng, Israel, Pháp và Anh buộc phải rút quân, trao trả kênh đào Suez cho Ai Cập. Sự kiện này được ghi nhớ là lần can thiệp quân sự cuối cùng của Anh với tư cách là cường quốc thế giới.

Tiết lộ tổng thiệt hại trong 6 ngày siêu tàu hàng mắc cạn ở kênh đào Suez

Cơ quan quản lý kênh đào Suez thuộc sở hữu nhà nước hôm 31.3 thông báo tổng thiệt hại trong vụ siêu tàu chở hàng MV Ever...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - BI ([Tên nguồn])
Bí ẩn lịch sử thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN