Kế hoạch bí mật của Tổng thống Donald Trump "siết chặt" Ukraine đến đâu?

00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Ukraine lo lắng khi Tổng thống Mỹ Donald Trump yêu cầu chia sẻ GDP cao hơn khoản bồi thường của Đức trong Thế chiến thứ nhất, theo tờ The Telegraph

Gần đây, Tổng thống Donald Trump yêu cầu Ukraine dùng số đất hiếm tương đương 500 tỉ USD để đổi lại viện trợ quân sự mà Washington đã gửi cho Kiev từ năm 2022.

Theo tờ The Telegraph, yêu cầu của ông Trump về khoản tiền Mỹ chi cho cuộc xung đột ở Ukraine vượt xa quyền kiểm soát của Washington đối với các khoáng sản quan trọng của Kiev. Trên thực tế, theo tờ báo, thỏa thuận khoáng sản giữa Mỹ và Ukraine bao gồm nhiều thứ, từ cảng, cơ sở hạ tầng đến dầu khí và cơ sở tài nguyên của Kiev.

Các điều khoản của thỏa thuận khoáng sản giữa Mỹ và Ukraine được đưa đến văn phòng Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cách đây khoảng 1 tuần. Theo bản thảo của thỏa thuận mà The Telegraph có được, văn kiện được đánh dấu là "đặc quyền và bảo mật", đề ngày 7-2.

Tờ báo cho rằng có vẻ như thỏa thuận do các luật sư tư nhân viết, chứ không phải xuất phát từ bộ ngoại giao hoặc thương mại Mỹ.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky gặp Tổng thống Mỹ Donald Trump vào tháng 9-2024. Ảnh: EPA-EFE/Shutterstock

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky gặp Tổng thống Mỹ Donald Trump vào tháng 9-2024. Ảnh: EPA-EFE/Shutterstock

Theo đó, văn kiện đề xuất Mỹ và Ukraine nên thành lập một quỹ đầu tư chung để bảo đảm "các bên thù địch trong cuộc xung đột không được hưởng lợi từ việc tái thiết Ukraine".

Thỏa thuận bao gồm "giá trị kinh tế liên quan tài nguyên của Ukraine", trong đó có "tài nguyên khoáng sản, tài nguyên dầu khí, cảng biển, cơ sở hạ tầng khác theo thỏa thuận".

Mỹ sẽ lấy 50% doanh thu định kỳ mà Ukraine nhận được từ việc khai thác tài nguyên và 50% giá trị tài chính của "tất cả giấy phép mới được cấp cho bên thứ ba" để kiếm tiền từ tài nguyên trong tương lai. Sẽ có "quyền thế chấp đối với các khoản doanh thu" có lợi cho Mỹ.

Một nguồn tin ví von: "Điều khoản đó có nghĩa là "trả tiền cho chúng tôi trước, rồi mới nuôi con cái của bạn".

Văn bản nêu rõ: "Đối với tất cả giấy phép trong tương lai, Mỹ sẽ có quyền từ chối đầu tiên (ROFR) đối với việc mua khoáng sản có thể xuất khẩu". Washington sẽ có quyền miễn trừ chủ quyền và nắm quyền kiểm soát gần như toàn bộ đối với hầu hết nền kinh tế hàng hóa và tài nguyên của Ukraine.

Quỹ đầu tư "sẽ có quyền độc quyền xây dựng phương pháp, tiêu chí lựa chọn, điều khoản và điều kiện" của mọi giấy phép và dự án trong tương lai.

Tổng thống Zelensky trao đổi về ý tưởng đổi viện trợ lấy đất hiếm trong cuộc gặp Tổng thống Trump hồi tháng 9-2024. Ông Zelensky nghĩ động thái này sẽ dẫn đến việc các công ty Mỹ thiết lập hoạt động trên thực địa, tạo ra một bẫy chính trị ngăn cản các đòn tấn công trong tương lai từ phía Nga.

Một số khu vực khoáng sản nằm gần tiền tuyến ở miền Đông Ukraine hoặc ở các khu vực hiện do Nga kiểm soát.

Ông Zelensky có thể đã nhấn mạnh những nguy cơ về việc để các nguồn dự trữ chiến lược titan, vonfram, uranium, than chì và đất hiếm rơi vào tay Nga.

Tuy nhiên, theo The Telegraph, có lẽ ông Zelensky không ngờ mình sẽ phải đối mặt với các điều khoản thường áp dụng cho các quốc gia bị đánh bại trong xung đột. Các điều khoản nêu trên còn tệ hơn cả các hình phạt tài chính áp dụng đối với Đức và Nhật Bản sau khi bại trận vào năm 1945.

Nếu dự thảo này được chấp nhận, yêu cầu của ông Trump sẽ lên tới mức chia sẻ GDP của Ukraine cao hơn khoản bồi thường áp dụng cho Đức theo Hiệp ước Versailles.

Tổng thống Ukraine Zelensky nói rất khó để Ukraine "sống sót" nếu không có sự hỗ trợ quân sự từ Mỹ. Tuy nhiên, Kyiv từ chối giao mỏ khoáng sản cho...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Huệ Bình ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN