Israel sẽ mua siêu bom Mỹ để phá hệ thống hầm ngầm của Hamas

Sự kiện: Vũ khí quân sự

Israel có kế hoạch mua loại bom xuyên phá GBU-72 đời mới nặng 2,5 tấn nhằm phá hủy hệ thống boong-ke chằng chịt của lực lượng Hamas ở Dải Gaza, Breaking Defense đưa tin ngày 22/10.

Không quân Mỹ thử nghiệm siêu bom GBU-72 nặng 2,5 tấn. Ảnh: US Air Force.

Không quân Mỹ thử nghiệm siêu bom GBU-72 nặng 2,5 tấn. Ảnh: US Air Force.

Phía Israel đã chia sẻ kinh nghiệm thực tế sử dụng bom xuyên phá GBU-28 với Không quân Mỹ để phía Mỹ có thể phát triển loại siêu bom mới GBU-72. Israel hy vọng rằng, Không quân Mỹ sẽ bán loại bom mới này cho Lực lượng Phòng vệ Israel.

Một quả bom GBU-28. Ảnh: Military Edge.

Một quả bom GBU-28. Ảnh: Military Edge.

Bom xuyên phá đối đầu “thành phố ngầm”

Trong chiến dịch quân sự “Guardian of the Walls” (Người bảo vệ những bức tường) mà Israel thực hiện gần đây ở Dải Gaza, nước này đã sử dụng nhiều quả bom GBU-28 để tấn công mạng lưới boong-ke, địa đạo được mệnh danh là “thành phố ngầm” của Hamas.

Các nguồn tin Israel nói với Breaking Defense rằng, việc sử dụng vũ khí phá hầm ngầm ở khu vực đông dân như Gaza đòi hỏi phải lên kế hoạch chi tiết, chính xác để bom không rơi vào khu vực dân sự.

Dữ liệu về các cuộc tấn công đặc biệt này đã được chuyển cho Không quân Mỹ. Tuần trước, Không quân Mỹ thông báo đã hoàn thành đợt thử nghiệm siêu bom GBU-72 và loại vũ khí diệt boong-ke này có thể thả thành công từ máy bay tiêm kích F-15. Đợt thử nghiệm bao gồm việc kích hoạt một đầu đạn để cảm biến ghi nhận tác động toàn diện của vụ nổ bom GBU-72 và mức độ sát thương của loại vũ khí mới này.

Máy bay tiêm kích tấn công đa nhiệm F-15E Strike Eagle. Ảnh: Air Recognition.

Máy bay tiêm kích tấn công đa nhiệm F-15E Strike Eagle. Ảnh: Air Recognition.

Bom GBU-72 được phát triển để “vượt qua các thách thức mục tiêu khó diệt, nằm sâu trong lòng đất và được thiết kế cho cả máy bay tiêm kích và máy bay cường kích”, Không quân Mỹ thông báo.

Hiện Israel đã có phi đội F-15 và đang tìm cách bổ sung máy bay cho lực lượng này nên việc lắp bom GBU-72 cho máy bay tiêm kích gặp thuận lợi.

Bom GBU-28 dài tổng cộng 5,7 m (riêng phần thân dài gần 4 m), đường kính 40 cm, tầm hoạt động hơn 10 km, có thể được thả từ máy bay ném bom chiến lược tàng hình B-2 Spirit, máy bay tiêm kích tấn công đa nhiệm F-15E Strike Eagle và máy bay ném bom chiến lược tầm trung F-111 Aardvark.

Tập trận đa quốc gia

Hiện nay, Lực lượng Phòng vệ Israel, Không quân Úc và không quân các nước Đức, Ý, Pháp, Ấn Độ và Hy Lạp đang tham gia cuộc tập trận Blue Flag (Cờ Xanh) diễn ra từ 17-28/10. Dự kiến trong một vài ngày tới, các loại máy bay chiến đấu hiện đại như F-35, Boeing F-15, Eurofighter Typhoon, Dassault Rafale, Mirage 2000… sẽ xuất hiện tại cuộc tập trận.

Đây là lần đầu tiên đội máy bay chiến đấu của Anh được triển khai ở Israel kể từ khi Nhà nước Israel được thành lập năm 1948. Đây cũng là lần đầu tiên máy bay chiến đấu Mirage của Không quân Ấn Độ và phi đội Rafale của Pháp được triển khai ở Israel.

Theo Lực lượng Phòng vệ Israel, cuộc tập trận Blue Flag đem lại cơ hội tiến hành các chuyến bay kỹ thuật hỗn hợp nhằm chống lại nhiều nguy cơ sử dụng các công nghệ tiên tiến. Trong cuộc tập trận, lực lượng không quân các nước diễn tập các trận đánh không đối không và không đối đất, hóa giải nguy cơ tên lửa đất đối không và nhiều kịch bản thực chiến trong lãnh thổ kẻ thù.

Ông Miki Bar, cựu thiếu tướng trong Lực lượng Phòng vệ Israel, nói rằng, cuộc tập trận không quân đa phương cho phép nhiều phi đội thử nghiệm “việc trao đổi thông tin tình báo thực địa và sử dụng căn cứ quân sự ở nước khác khi cần thiết”. Dù cuộc tập trận phần lớn là để phô diễn sức mạnh thì các bên tham gia cũng được hưởng lợi từ việc nâng cao khả năng tương tác, tương hỗ khi không chiến, ông Bar nói.

Hệ thống Scorpius T giả lập các tình huống chiến đấu cho máy bay phản lực đang bay. Ảnh: EDR Magazine.

Hệ thống Scorpius T giả lập các tình huống chiến đấu cho máy bay phản lực đang bay. Ảnh: EDR Magazine.

Blue Flag cũng tạo điều kiện cho hệ thống Scorpius T của công ty Israel Aerospace Industries xuất hiện lần đầu tiên tại một cuộc tập trận quốc tế. Hệ thống Scorpius T giả lập các tình huống đe dọa hiện đại, tập trung vào các thách thức về tác chiến điện tử và mật độ tín hiệu, dành cho phi hành đoàn và người vận hành. Hệ thống di động này sử dụng một loạt các đơn vị thu phát để mô phỏng các tình huống chiến đấu cho máy bay phản lực đang bay.

Israel duyệt chi 1,5 tỉ USD cho việc tấn công Iran, sẵn sàng dội bom nhà máy hạt nhân

Israel có thể sử dụng siêu bom nặng 2.000kg cho sứ mệnh dội bom cơ sở hạt nhân của Iran, nhưng kế hoạch cần được Mỹ...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thái An ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN