Israel ban bố tình trạng chiến tranh: Thế giới phản ứng ra sao?

Lực lượng Hamas xâm nhập lãnh thổ và phóng hàng nghìn quả rocket, buộc Thủ tướng Israel – ông Benjamin Netanyahu – phải ban bố tình trạng chiến tranh.

Khói bốc lên khi rocket nã vào lãnh thổ Israel (ảnh: CNN)

Khói bốc lên khi rocket nã vào lãnh thổ Israel (ảnh: CNN)

“Hỡi các công dân Israel, chúng ta đang có chiến tranh. Và chúng ta sẽ thắng”, ông Netanyahu tuyên bố hôm 7/10 và cảnh báo Hamas sẽ phải “trả giá đắt”.

Trước đó, ông Muhammad al-Deif – chỉ huy lực lượng Hamas ở Dải Gaza – tuyên bố mở chiến dịch “Bão al-Aqsa” nhằm vào Israel. Ông Muhammad Al-Deif cho hay, Hamas đã tấn công các vị trí quân sự trong lãnh thổ Israel bằng 5.000 quả rocket.

Hàng chục chiến binh Hamas đã xâm nhập lãnh thổ Israel từ Dải Gaza, quân đội Isreal cho hay.

Cơ quan Quản lý Tình trạng khẩn cấp Israel hôm 7/10 cho biết, ít nhất 40 người Israel đã thiệt mạng sau khi Hamas phát động tấn công bất ngờ.

Theo Bộ Y tế Israel, có 779 người khác bị thương.

Lực lượng Phòng vệ Israel cho biết, việc ngăn chặn những tay súng xâm nhập và tổ chức không kích nhằm vào lực lượng Hamas ở Gaza được tiến hành cùng lúc.

Khu dân cư ở Israel trúng rocket (ảnh: CNN)

Khu dân cư ở Israel trúng rocket (ảnh: CNN)

Quân đội Israel không kích đáp trả Hamas ở Dải Gaza (ảnh: CNN)

Quân đội Israel không kích đáp trả Hamas ở Dải Gaza (ảnh: CNN)

Bên trong Gaza, người ta nghe thấy tiếng chiến đấu cơ Israel gầm rú và những tiếng nổ lớn, theo Reuters. Đường phố Gaza hầu như không có người qua lại.

Hamas hôm 7/10 tuyên bố, 3 binh sĩ Israel đã bị bắt giữ. Quân đội Israel chưa bình luận về thông tin này.

Ông Adrienne Watson – người phát ngôn Hội đồng An ninh Nhà Trắng – hôm 7/10 cho biết, Mỹ lên án vụ tấn công của Hamas.

“Mỹ dứt khoát lên án cuộc tấn công vô cớ của nhóm khủng bố Hamas nhằm vào thường dân Israel. Không có lời biện minh nào cho hành động khủng bố”, ông Watson nói.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ – ông Lloyd Austin – cho biết, Mỹ theo dõi chặt chẽ tình hình ở Israel và bảo đảm Israel có những gì cần thiết để chống lại lực lượng Hamas.

Lực lượng này vốn bị Israel, Mỹ, Anh, EU và một số nước khác coi là tổ chức khủng bố.

Từ châu Âu, Thủ tướng Đức Scholz lên án Hamas và tuyên bố ủng hộ Israel.

Trong khi đó, Ả Rập Saudi, Nga và Ai Cập kêu gọi các bên kiềm chế và chấm dứt hành vi bạo lực.

Trong tuyên bố hôm 7/10, Bộ Ngoại giao Ai Cập cảnh báo về “hậu quả nghiêm trọng” khi xung đột leo thang và kêu gọi Hamas cũng như quân đội Israel kiềm chế.

Thứ trưởng Ngoại giao – ông Nga Mikhail Bogdanov – nói với hãng thông tấn TASS rằng, Nga đã liên lạc với Israel, Palestine và các nước Ả Rập. Nga kêu gọi các bên liên quan tới xung đột ngừng bắn.

Theo Reuters, chiến dịch “Bão al-Aqsa” là cuộc tấn công lớn nhất của lực lượng Hamas nhằm vào Israel, kể từ năm 1973.

Người Palestine ăn mừng vì cuộc tấn công của lực lượng Hamas (ảnh: Guardian)

Người Palestine ăn mừng vì cuộc tấn công của lực lượng Hamas (ảnh: Guardian)

Từ Palestine, Tổng thống Palestine – ông Abbas – tuyên bố, người dân Palestine có quyền tự vệ trước “lực lượng chiếm đóng” (ám chỉ Israel).

Phiến quân Hezbollah ở Liban cho biết, họ ủng hộ chiến dịch của Hamas và có “liên hệ trực tiếp với lãnh đạo cuộc kháng chiến của người Palestine”.

Không rõ Hezbollah có liên kết với Hamas để tấn công Israel hay không.

Từ Iran, ông Rahim Safavi – cố vấn của lãnh đạo tối cao Iran Ali Hosseini Khamenei – cho biết, Iran ủng hộ cuộc tấn công của Hamas.

Bị tấn công chịu thiệt hại lớn, Israel tuyên bố tình trạng chiến tranh

Phát ngôn viên của Lực lượng Phòng vệ Israel cho biết, các tay súng Hamas đã bắn hơn 2.000 quả rocket vào lãnh thổ Israel khiến nhiều người chết.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vương Quốc – Reuters, CNN ([Tên nguồn])
Tin tức Israel Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN