Iran xử tử một công dân gốc Thụy Điển, Stockholm phản ứng

Một người Iran gốc Thụy Điển bị cáo buộc phạm trọng tội theo luật Hồi giáo nghiêm ngặt của Iran và đã bị xử tử ngày 6/5.

Iran ngày 6/5 xử tử một công dân Iran gốc Thụy Điển vì cáo buộc phạm trọng tội. Ảnh minh họa: Reuters

Iran ngày 6/5 xử tử một công dân Iran gốc Thụy Điển vì cáo buộc phạm trọng tội. Ảnh minh họa: Reuters

Theo Guardian, Habib Farajollah Chaab lĩnh án tử vì bị cáo buộc đứng sau vụ tấn công khiến hàng chục người thiệt mạng tại một cuộc duyệt binh ở tỉnh Khuzistan, miền nam Iran, vào năm 2018. 

"Bản án tử hình dành cho Habib Farajollah Chaab, kẻ cầm đầu nhóm khủng bố Harakat al-Nidal đã được thực thi ngày hôm nay", trang web Mizan Online của Cơ quan Tư pháp Iran đăng tải sáng 6/5. 

Theo luật Hồi giáo nghiêm ngặt của Iran, Chaab bị cáo buộc phạm trọng tội. 

Tehran đưa Chaab ra xét xử vào năm 2022 với cáo buộc người này lãnh đạo phong trào đấu tranh Giải phóng Ahwaz - đòi tách thành phố Ahwar khỏi tỉnh Khuzistan, thành một quốc gia độc lập - đồng thời âm mưu và thực hiện nhiều "vụ đánh bom và hoạt động khủng bố". 

Iran cho biết, vào năm 2020, lực lượng an ninh Iran đã bắt giữ Chaab, mang 2 quốc tịch Iran và Thụy Điển, ở nước láng giềng Thổ Nhĩ Kỳ và đưa người này về Tehran. Iran không cung cấp thông tin chi tiết về việc bắt giữ Chaab.

Tháng 9/2018, các phiến quân cải trang thành binh lính nổ súng vào một cuộc duyệt binh thường niên ở thành phố Ahvaz, thủ phủ tỉnh Khuzistan. Ít nhất 25 người thiệt mạng và 70 người khác bị thương. Iran sau đó cáo buộc tình báo Ả Rập Saudi và Israel hỗ trợ cuộc tấn công của phe ly khai. 

Ngoại trưởng Thụy Điển Tobias Billström bày tỏ "thất vọng" khi công dân Iran gốc Thụy Điển bị xử tử, nói rằng Stockholm đã đề nghị Tehran hủy bỏ việc thi hành án tử. Ông Tobias cho rằng không nên áp dụng án tử hình và cho biết "Thụy Điển cùng các nước thành viên EU phản đối việc áp dụng hình phạt này trong mọi trường hợp". 

Thụy Điển đã lên tiếng bày tỏ quan ngại về trường hợp của Chaab. Quan hệ ngoại giao giữa Stockholm và Tehran trở nên xấu đi sau bản án tù chung thân của tòa án Thụy Điển với một cựu quan chức Iran vì liên quan đến vụ hàng loạt tù nhân chính trị bị xử tử tập thể vào năm 1988 tại Iran. 

Tehran giữ nguyên án tử đối với công dân Đức gốc Iran, Berlin phản ứng ”gắt”

Phản ứng của Đức và Iran liên quan đến vụ việc khiến quan hệ song phương thêm căng thẳng. 

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Lâm Nhã Du - Al Jazeera ([Tên nguồn])
Tin tức Iran Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN