Iran trình làng phiên bản mới nhất của 'rồng lửa' Bavar-373, vượt xa THAAD của Mỹ

Sự kiện: Vũ khí quân sự

Hệ thống Bavar-373 được Iran nâng cấp nhằm mục đích đối phó tương xứng với các mối đe dọa. Mới đây, Tehran đã thử nghiệm hệ thống này ở phạm vi hoạt động mới.

Ngày 16/10 (giờ địa phương), truyền thông Iran dẫn nguồn từ quân đội nước này cho biết, Tehran đã bắt đầu tiến hành các cuộc thử nghiệm ban đầu đối với hệ thống phòng thủ tên lửa nội địa Bavar 373.

Đây là thế hệ nâng cấp, có tầm bắn 300 km, xa hơn nhiều hệ thống cùng tên lần đầu tiên được công bố vào tháng 8/2019 với tầm bắn 200 km.

Hệ thống phòng thủ Bavar 373 nâng cấp của Iran. Ảnh: Farsnews.

Hệ thống phòng thủ Bavar 373 nâng cấp của Iran. Ảnh: Farsnews.

“Bavar 373 được trang bị hệ thống radar sản xuất trong nước có thể theo dõi chuyển động của đối phương ngay tại căn cứ của chúng, trong phạm vi hàng nghìn km”, Tư lệnh Phòng không Iran Alireza Sabahifard cho hay.

Đề án nâng cấp hệ thống Bavar-373 nhằm mục đích đối phó tương xứng với các mối đe dọa và Tehran đã thử nghiệm hệ thống này ở phạm vi hoạt động mới.

Năm 2019, hệ thống phòng thủ tên lửa Bavar-373 được ra mắt lần đầu tiên vào Ngày Công nghiệp Quốc phòng của Iran. Hiện, hệ thống này đã được biên chế trong lực lượng vũ trang Iran.

Người đứng đầu Tổ chức các ngành công nghiệp điện tử thuộc Bộ Quốc phòng Iran, ông Shahrokh Shahram từng nói rằng, Bavar-373 còn hiệu quả hơn Patriot, thậm chí cả hệ thống phòng thủ tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) của Mỹ.

Tên lửa được sử dụng trong hệ thống Bavar-373 là tên lửa Sayyard-4. Đây là phiên bản cải tiến của tên lửa SM-1 mà Mỹ bán cho Iran từ trước Cách mạng Hồi giao 1979. Tên lửa này có tầm bắn lên tới 210km và có thể đạt tốc độ siêu thanh.

Hệ thống phòng thủ tên lửa Bavar-373 là loại hệ thống phòng thủ tên lửa đất đối không, có thiết kế bề mặt không thể xuyên thủng. Kích cỡ nhỏ gọn giúp giảm thiểu các thiết bị và hệ thống hỗ trợ bổ sung. Bavar-373 bao gồm hệ thống phóng thẳng đứng, 2 radar thu nhận, tên lửa loại Sayyad-4 và một trung tâm chỉ huy điều khiển. 

Bavar-373 có khả năng chống tàng hình, do đó, hệ thống có thể phát hiện các mục tiêu ẩn với tiết diện radar rất thấp. Hệ thống vũ khí của Bavar-373 có tốc độ triển khai hoạt động cao, tạo sự an toàn cho người vận hành. Các phụ tùng của hệ thống có thể dễ dàng thay thế.

Hệ thống có thể phát hiện tới 100 mục tiêu, theo dõi 60 mục tiêu và tấn công 6 mục tiêu cùng lúc. 2 radar được trang bị trong hệ thống có thể chống lại các cuộc tấn công điện tử và bom điện từ. Các radar cũng có thể phát hiện tên lửa chống bức xạ (ARM) - những tên lửa này thường được sử dụng để đối phó với các hệ thống phòng không.

Video Iran thử Bavar-373 phiên bản cũ năm 2020.

Hiện nay, hệ thống S-400 của Nga có thể bắn trúng mục tiêu cách xa 400km nếu sử dụng tên lửa tầm cực xa 40N6E. Do đó, nếu hệ thống của Iran muốn vượt trội hơn cả S-400, tầm bắn của tên lửa phải được cải thiện đáng kể. Nếu thực sự làm được điều này, Iran có thể sử hữu một vũ khí có khả năng bắn hạ vệ tinh tầm thấp hoặc tên lửa đạn đạo ở giai đoạn giữa.

Hồi tháng 8/2020, Bộ trưởng Quốc phòng Iran khi đó, ông Amir Hatami đã trực tiếp thị sát hệ thống S-400 tại triển lãm quân sự Army 2020.

Các lệnh trừng phạt quốc tế cấm Iran mua vũ khí nước ngoài đã hết hạn từ tháng 10/2020, nhưng nếu mua S-400 của Nga, Tehran có thể phải đối mặt với lệnh trừng phạt mới của Mỹ theo Đạo luật Chống đối thủ của Mỹ thông qua trừng phạt (CAATSA).

Tên lửa mới Fath 360 là câu trả lời của Iran với HIMARS của Mỹ?

Tên lửa đạn đạo dẫn đường bằng vệ tinh mới của Iran – Fath 360 có thể so sánh với hệ thống pháo phản lực bắn loạt HIMARS mà Mỹ đã cung cấp cho Ukraine trong cuộc xung đột...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Mộc Miên (Tân Hoa Xã,  Washington Institute) ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN