Iran sắp gia nhập tổ chức hợp tác có Nga và Trung Quốc
Iran sẽ chính thức được kết nạp vào Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) trong năm nay, theo tuyên bố của Bộ Ngoại giao Uzbekistan ngày 11.7.
Quá trình kết nạp Iran vào SCO đã bắt đầu từ năm ngoái.
“Năm nay, với việc Uzbekistan là Chủ tịch luân phiên của SCO, Iran sẽ chính thức gia nhập SCO. Bản ghi nhớ về các nghĩa vụ của Iran với tư cách là thành viên SCO cũng sẽ được ký kết ở Samarkand”, Quyền Ngoại trưởng Uzbekistan, Vladimir Norov phát biểu trong cuộc họp của tổ chức ở Moscow.
Tehran đã bắt đầu quy trình gia nhập SCO từ năm ngoái. Tuy nhiên, quá trình kết nạp đầy đủ thường kéo dài hai năm. SCO được thành lập vào năm 2001 và đến nay có 8 thành viên, gồm Trung Quốc, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Nga, Tajikistan, Uzbekistan, Trung Quốc, Ấn Độ và Pakistan.
Ấn Độ và Pakistan bắt đầu gia nhập SCO từ năm 2015, đến năm 2017 là thành viên chính thức. Các nước thành viên SCO chiếm 40% dân số thế giới, 28% tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Các quốc gia quan sát viên của SCO gồm Afghanistan, Belarus và Mông Cổ.
Tháng trước, Thứ trưởng Ngoại giao Iran phụ trách kinh tế đối ngoại, Mehdi Safari đề xuất SCO áp dụng một loại tiền tệ chung để dễ dàng hội nhập kinh tế.
Tháng trước, Iran cũng đã nộp đơn xin gia nhập nhóm BRICS. Nhóm có 3 thành viên trong SCO là Trung Quốc, Nga và Ấn Độ.
Theo Quyền Ngoại trưởng Uzbekistan, SCO đã tiếp nhận đơn xin gia nhập của Belarus và quá trình kết nạp có thể bắt đầu trong hội nghị thường niên của nhóm vào tháng 9 tới.
“Đơn xin gia nhập của Belarus đã được chuyển tới các thành viên SCO. Nếu tất cả các thành viên đồng ý, chúng tôi sẽ bắt đầu quy trình để Belarus gia nhập”, ông Norov nói.
Được thành lập vào năm 2001, SCO được hình thành theo sáng kiến của Trung Quốc với nhiệm vụ ban đầu là giải quyết những vấn đề biên giới giữa Trung Quốc với các nước láng giềng thuộc Liên Xô cũ.
Sau khi kết nạp thêm Uzbekistan, SCO có thêm nhiệm vụ mới là chống ma túy, chủ nghĩa khủng bố và ly khai trong khu vực. Năm 2003, SCO còn mở rộng hoạt động nhằm hỗ trợ và tăng cường hợp tác kinh tế giữa các nước thành viên.
Tàu chiến Mỹ USS Vincennes từng phóng hai tên lửa đối không SM-2MR khiến máy bay Air Airbus A300 của Iran chở theo gần 300 người nổ tung trên bầu trời ở vùng biển Vịnh Ba Tư.
Nguồn: [Link nguồn]