Iran ngỏ ý muốn nối lại đối thoại hạt nhân, Mỹ ‘dội gáo nước lạnh’

00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Sau khi nhà lãnh đạo tối cao Iran gửi tín hiệu sẵn sàng quay lại đàm phán hạt nhân với Mỹ, chính quyền của Tổng thống Joe Biden tỏ ra nghi ngờ về khả năng này.

Đại giáo chủ Iran Ayatollah Ali Khamenei. (Ảnh: WANA)

Đại giáo chủ Iran Ayatollah Ali Khamenei. (Ảnh: WANA)

“Chúng tôi sẽ đánh giá Iran bằng hành động chứ không phải lời nói của họ”, một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Mỹ phát biểu ngày 27/8.

"Nếu Iran muốn thể hiện sự nghiêm túc hoặc một cách tiếp cận mới, họ nên ngừng leo thang hạt nhân và bắt đầu hợp tác với IAEA một cách có ý nghĩa”, phát ngôn viên nói thêm.

IAEA là Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế, có nghĩa vụ giám sát các hoạt động liên quan đến hạt nhân.

Đại giáo chủ Iran Ayatollah Ali Khamenei vừa trao quyền cho tân Tổng thống Masoud Pezeshkian khởi động lại tiến trình đàm phán với Mỹ, đồng thời cảnh báo chính phủ không nên đặt bất kỳ niềm tin nào vào Washington.

“Điều này không có nghĩa là chúng ta không thể tương tác với cùng một kẻ thù trong một số tình huống nhất định. Điều đó không có hại gì, nhưng đừng đặt hy vọng vào họ”, ông Khamenei phát biểu ngày 27/8.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, Washington vẫn coi đàm phán là cách tốt nhất để ngăn chặn chương trình hạt nhân của Iran, nhưng việc Iran không hợp tác với IAEA và những hành động leo thang của nước này khiến việc thực hiện biện pháp ngoại giao là điều không thể.

“Hiện tại chúng ta đang ở rất xa những điều như vậy”, người phát ngôn nói.

Một số quan chức Mỹ nói với ABC News rằng các quan chức trong chính quyền Mỹ phần lớn cho rằng quay lại đàm phán với Iran là bước đi bất lợi về mặt chính trị và có thể gây hại cho cơ hội giành chiến thắng của Phó Tổng thống Kamala Harris và các thành viên đảng Dân chủ khác trong cuộc bầu cử vào tháng 11.

Phát biểu của ông Khamenei ngày 27/8 nhắc lại quan điểm của ông vào khoảng thời gian Tehran ký kết hiệp ước hạt nhân, tên chính thức là Kế hoạch hành động toàn diện chung (JCPOA) năm 2015. Đây từng là thỏa thuận mang tính bước ngoặt, giúp Iran được giảm bớt các biện pháp trừng phạt kinh tế để đổi lấy việc hạn chế chương trình hạt nhân.

Chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump đã rút khỏi thỏa thuận năm 2018, cho rằng đây là "thỏa thuận một chiều khủng khiếp mà đáng ra không bao giờ được ký”, đồng thời tái áp dụng các hạn chế tài chính với Iran.

Giới quan sát cho rằng cuộc bầu cử tổng thống Mỹ sắp tới sẽ đe dọa hơn nữa triển vọng đạt được thỏa thuận hạt nhân khác với Iran .

Trong phát biểu gần đây, bà Harris hứa sẽ tiếp tục hạn chế ảnh hưởng của Iran ở Trung Đông, nhưng bà ủng hộ JCPOA, cũng như những nỗ lực của chính quyền hiện tại nhằm đạt được một thỏa thuận mới.

Tuy nhiên, chưa rõ bà Harris có tiếp tục thực hiện công việc của chính quyền Biden nếu đắc cử hay không.

“Trục kháng chiến” Iran dường như có dấu hiệu rạn nứt khi các lực lượng trong liên minh này theo đuổi những mục tiêu, lợi ích khác nhau.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Bình Giang - ABC News ([Tên nguồn])
Tin tức Iran Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN