Iran có "trăm phương ngàn kế" tấn công, Mỹ sẽ khó bề che chắn?

Iran thề sẽ tấn công quân đội Mỹ để trả thù việc tướng hàng đầu của nước này bị tiêu diệt. Điều này khiến cho Lầu Năm Góc gặp phải vấn đề lớn trong việc bảo vệ nhân sự.

Lực lượng trải rộng khắp thế giới khiến Mỹ gặp khó khăn trong việc bảo vệ an ninh (ảnh: Dailymediaspot)

Lực lượng trải rộng khắp thế giới khiến Mỹ gặp khó khăn trong việc bảo vệ an ninh (ảnh: Dailymediaspot)

Mới đây, trong cuộc phỏng vấn với kênh CNN, Thiếu tướng Hossein Deh Afghanistan - cố vấn quân sự của Lãnh đạo tối cao Iran, cho biết, Tehran chắc chắn sẽ đáp trả quân đội Mỹ vì vụ tướng Qasem Soleimani bị tiêu diệt.

Từ Singapore, Djibouti (Đông Phi), Bahrain (Vịnh Ba Tư), đến Brazil… Mỹ hiện đang vận hành khoảng 800 căn cứ quân sự và các cơ sở hậu cần, bên ngoài lãnh thổ, nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác trên thế giới. 

Mỗi căn cứ, thậm chí là mỗi người lính, thủy thủ, phi công Mỹ, đều có thể trở thành một mục tiêu bị tấn công. Các tàu hải quân trên biển, máy bay và kể cả là một lính Mỹ đang đi nghỉ dưỡng không làm nhiệm vụ, cũng sẽ là mục tiêu của Iran.

“Có quá nhiều cách để tấn công các nhân viên Mỹ ở trên khắp thế giới và bạn không thể bảo vệ cho tất cả”, ông Carl Schuster - cựu Giám đốc Trung tâm tình báo thuộc bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ, phát biểu.

Ông Christopher Costa, cựu Giám đốc cấp cao chống khủng bố của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ, cho biết:

“Iran có có thể tiếp cận căn cứ Mỹ trên toàn thế giới, thông qua các mạng lưới bí mật của nước này”.

Iran có sự hậu thuẫn của nhóm phiến quân Hezbollah, mà Mỹ coi là khủng bố. Lãnh đạo Hezbollah - Hassan Nasrallah tuyên bố, nhóm này sẵn sàng thực hiện thứ gọi là "quả báo" cho cái chết của tướng Soleimani.

"Binh lính và sĩ quan Mỹ sẽ trở về nhà trong quan tài nhưng không nên nhắm mục tiêu vào dân thường Mỹ. Biện pháp trừng phạt công bằng là nhằm vào quân đội Mỹ trong khu vực: căn cứ quân sự, tàu hải quân, sĩ quan và binh lính Mỹ ở các nước và khu vực của chúng tôi. Quân đội Mỹ sẽ phải trả giá", ông Nasrallah phát biểu trên sóng truyền hình.

Mỹ gần như bất lực với những vụ tấn công nhỏ lẻ, kiểu tự sát, nhằm vào các mục tiêu quân sự (ảnh: CNN)

Mỹ gần như bất lực với những vụ tấn công nhỏ lẻ, kiểu tự sát, nhằm vào các mục tiêu quân sự (ảnh: CNN)

Lực lượng của Hezbollah tại Trung Đông hiện đã vươn tới cả châu Phi. Vụ tấn công căn cứ quân sự Mỹ ở Kenya, khiến 3 binh sĩ Mỹ thiệt mạng vào cuối tuần, được cho là thực hiện dưới sự chỉ đạo của nhóm này.

Vụ tấn công căn cứ Mỹ tại Kenya được chỉ đạo từ xa đã cho thấy các lực lượng của Mỹ hiện đang bị phơi bày và dễ trở thành mục tiêu bị tấn công thế nào.

Nếu Iran tổ chức tấn công, đây chắc chắn sẽ không phải một cuộc chiến trực diện, mà sẽ là những vụ tấn công nhỏ lẻ, gián tiếp. Mỹ sẽ khó lòng bảo vệ chu toàn cho những cơ sở và căn cứ quân sự rải rác khắp thế giới của nước này.

Chẳng hạn, vào tháng 10.2000, tàu khu trục USS Cole của Mỹ đã bị tấn công khi đang cập cảng tại Yemen để tiếp nhiên liệu. Những kẻ đánh bom tự sát đã dùng một chiếc thuyền nhỏ chứa đầy chất nổ, thổi bay một góc của con tàu nặng 8,5 tấn và khiến 17 thủy thủ Mỹ thiệt mạng. 

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ khi đó, ông William S.Cohen cho rằng, với các biện pháp phòng vệ của lực lượng Mỹ lúc bấy giờ, không thể ngăn chặn những cuộc tấn công kiểu tự sát như trên.

Cựu Giám đốc Trung tâm tình báo thuộc bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ - ông Schuster cho biết, Iran đang đào tạo các đội thợ lặn, có thể bơi dưới nước và gắn mìn vào thân tàu Mỹ. Ngay cả hệ thống an ninh tiên tiến nhất cũng khó phát hiện cách tấn công kiểu này.

Năm 1988, một tàu Iran chở mìn gần như đã phá vỡ một tàu khu trục Mỹ và làm bị thương 10 thủy thủ. Rõ ràng, những vụ tấn công đơn lẻ, sử dụng vũ khí thô sơ luôn khiến Mỹ đau đầu.

Ông Schuster cũng nói thêm rằng, những chất nổ đơn giản và bộ ngòi nổ thủ công từ hồi Thế chiến I, vẫn còn đầy ắp trong kho vũ khí của Iran đến ngày nay.

Liệu Mỹ có thể cảnh giác bao lâu trước sự đe dọa đáp trả của Iran? (ảnh: CNN)

Liệu Mỹ có thể cảnh giác bao lâu trước sự đe dọa đáp trả của Iran? (ảnh: CNN)

Mặc dù quân đội Hoa Kỳ sẽ cảnh giác cao độ các mối đe dọa đến từ Iran, nhưng thật khó để duy trì sự cảnh giác đó một cách liên tục.

"Việc thắt chặt an ninh có thể sẽ cản trở hoạt động quân sự của Mỹ. Bạn cũng không thể bảo vệ những người lính ở mọi lúc, mọi nơi, trong một khoảng thời gian dài. Iran có sự kiên nhẫn và họ đang chờ ai đó (Mỹ) thư giãn”, ông Schuster nói.

Năm 2016, hai kẻ khủng bố đã sử dụng một chiếc ô tô Jeep Cherokee đâm sầm vào máy bay phản lực chiến đấu F/A-18, trị giá 60 triệu USD của Mỹ. Cảnh sát Mỹ đã không tiết lộ cách thức chiếc ô tô vượt qua cả các rào cản an ninh. Nhưng, điều này rõ ràng cho thấy mức độ khó đoán của những mối đe dọa nhằm vào Mỹ.

“Iran không bị ngăn cản bởi các giới hạn an ninh. Điều ngăn cản nước này chỉ có thể là xác suất tấn công thất bại”, ông Schuster phân tích.

Gần như chắc chắn sẽ không có cuộc đối đầu trực diện nào giữa Mỹ với Iran, nhưng nếu Iran giáng trả một cách gián tiếp, những vụ tấn công cục bộ sẽ liên tục xảy ra trên phạm vi thế giới, và việc gồng mình ứng phó trong thời gian dài, sẽ khiến nước Mỹ phải mệt mỏi và đau đầu.

Iran đưa tòa tháp Trump, “Nhà Trắng mùa đông” vào danh sách mục tiêu hủy diệt

Theo Daily Mail, cố vấn Hesameddin Ashena dẫn bài viết của tạp chí Forbes về các bất động sản của ông Trump ở New York, khách...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vương Nam - CNN ([Tên nguồn])
Căng thẳng Mỹ - Iran Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN