Iran: 728 người chết vì tự ý uống cồn methanol trị COVID-19

Sự kiện: Tin tức Iran

Rất nhiều lời đồn sai lầm về các phương pháp điều trị COVID-19 lan truyền trên mạng xã hội tại Iran, trong đó có việc dùng cồn công nghiệp methanol.

Bộ Y tế Iran nói rằng có tới 5.011 người bị ngộ độc vì uống cồn methanol để trị COVID-19. Ảnh: REUTERS

Bộ Y tế Iran nói rằng có tới 5.011 người bị ngộ độc vì uống cồn methanol để trị COVID-19. Ảnh: REUTERS

Chỉ vì tin đồn rằng cồn công nghiệp methanol có thể chữa khỏi COVID-19 mà đã có hơn 700 người Iran đã chết vì uống chất này, theo hãng tin Sputnik.

Ngày 27-4, một báo cáo của cơ quan điều tra quốc gia Iran cho biết trong khoảng thời gian từ ngày 20-2 đến ngày 7-4 đã có 728 người Iran chết vì ngộ độc methanol. Con số này cao gấp 10 lần con số người tử vong cũng vì uống cồn methanol hằng năm.

Cùng ngày, trên truyền hình, người phát ngôn Bộ Y tế Iran - ông Kianoush Jahanpour nói có 525 người chết và 5.011 bị ngộ độc, trong đó có tới 90 người bị tổn thương thị lực.

Lý giải về sự khác biệt số liệu này, Cố vấn Bộ Y tế Hossein Hassanian cho biết có khoảng 200 người đã tử vong bên ngoài bệnh viện nên Bộ Y tế không đưa vào báo cáo trên.

Sự gia tăng các vụ ngộ độc tại Iran xảy ra trong bối cảnh nước này vẫn là một trong những nơi bị ảnh hưởng nặng nề do COVID-19.

Tính đến sáng ngày 29-4 (giờ Việt Nam), Iran đã có tổng cộng 92.584 ca nhiễm và 5.877 ca tử vong vì COVID-19, theo trang thống kê Worldometer.

Thêm nữa, việc thiếu hụt thông tin về COVID-19 trong người dân đã khiến cho các tin đồn về các phương pháp chữa trị dịch bệnh lan rộng trên mạng xã hội. Bên cạnh cồn công nghiệp methanol, rất nhiều người còn uống cả dầu rắn với rượu whishkey, mật ong.

“Người ta đồn rằng cồn, rượu có thể tẩy rửa và làm sạch đường tiêu hóa. Điều này hoàn toàn sai lầm” – bác sĩ Javad Amini Saman ở TP Kermanshah (miền Tây Iran) nói với báo giới.

Methanol là chất độc cực mạnh và không thể uống được. Ảnh minh họa từ Internet.

Methanol là chất độc cực mạnh và không thể uống được. Ảnh minh họa từ Internet.

Là một sản phẩm phụ của quá trình điều chế cồn công nghiệp từ gỗ, methanol được xem là nguyên liệu xuất khẩu của Iran. Năm 2017, trước thời điểm lệnh trừng phạt của Mỹ được áp trở lại đối với xuất khẩu hóa chất Iran, nước này đã sản xuất 5 triệu tấn metanol mỗi năm, chiếm 10% sản lượng methanol toàn cầu.

Các nhà sản xuất tại Iran được yêu cầu phải thêm màu nhuộm vào methanol để phân biệt với các loại rươu có thể uống được, trong khi đó, việc tiêu thụ methanol phần lớn bị cấm tại nước này. 

Theo Viện Y tế Quốc gia Mỹ, chỉ cần uống khoảng từ 30 đến 240 mililít methanol cũng có thể gây tổn thương đến cơ thể người, thậm chí còn gây ra những tổn thương thị giác dù dù mức độ ngộ độc nhẹ.

Phương pháp điều trị ngộ độc methanol là dùng thuốc, rượu ethanol (rượu uống được) và phương pháp lọc máu.

Không phải chỉ riêng Iran tồn tại các phương pháp sai lệch để điều trị COVID-19, mà nhiều quốc gia khác cũng có tình trạng tương tự. Chẳng hạn như tại Israel, các phương pháp chữa trị được đồn đại là uống trà chanh với baking soda nóng, theo Sputnik.

Iran: Dùng cồn chống Covid-19 sai cách, hàng chục người tử vong

Báo chí Iran hôm 9/3 (giờ địa phương) đưa tin, gần 30 người đã chết sau khi dùng cồn để chống dịch Covid-19 không đúng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo NGUYÊN VĂN ([Tên nguồn])
Tin tức Iran Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN