IAEA sẽ thanh tra thỏa thuận tàu ngầm hạt nhân AUKUS

Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) thông báo sẽ thanh tra việc sử dụng nhiên liệu đóng tàu ngầm hạt nhân cho Úc trong khuôn khổ AUKUS, đảm bảo đáp ứng các nghĩa vụ trong Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân.

Tờ The Guardian ngày 15-3 cho biết Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) sẽ thanh tra chặt chẽ các tàu ngầm hạt nhân đóng cho Úc trong khuôn khổ thỏa thuận AUKUS trước và sau khi các tàu này hoạt động. Hoạt động này nhằm đảm bảo các bên đáp ứng các nghĩa vụ trong Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân, không có vật liệu phân hạch nào bị chuyển hướng sang chế tạo vũ khí.

Ngày 15-3, Thủ tướng Úc - ông Anthony Albanese yêu cầu tham vấn chính thức với IAEA nhằm đảm bảo thỏa thuận AUKUS không xung đột với Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân.

Tổng Giám đốc IAEA Rafael Mariano Grossi đã chấp thuận yêu cầu của Úc và thông báo sẽ tổ chức cuộc gặp tham vấn liên quan thỏa thuận trên.

Tàu ngầm hạt nhân tấn công USS Asheville neo ở Tây Úc ngày 14-3-2023. Ảnh: AAP

Tàu ngầm hạt nhân tấn công USS Asheville neo ở Tây Úc ngày 14-3-2023. Ảnh: AAP

Ông Grossi cho biết ông sẽ nói rõ với Úc rằng các thanh sát viên IAEA được phép kiểm tra lượng nhiên liệu hạt nhân trong các đơn vị niêm phong trước và sau khi tàu ngầm ra khơi.

“Chúng tôi sẽ yêu cầu rất cao về những gì AUKUS dự định làm”- ông Grossi nói.

Ông Grossi dự kiến sẽ báo cáo tiến độ của các điều khoản không phổ biến vũ khí hạt nhân liên quan đến thỏa thuận AUKUS cho các quốc gia thành viên trong hội đồng IAEA vào tháng 6.

Trước đó, ngày 13-3, ba nước AUKUS (gồm Úc, Anh, Mỹ) công bố thỏa thuận tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân và khẳng định tuân thủ các tiêu chuẩn không phổ biến vũ khí hạt nhân. Chính phủ Úc cũng cam kết không làm giàu uranium và không tái chế nhiên liệu đã qua sử dụng.

Những nước ủng hộ kiểm soát vũ khí rất hoan nghênh việc AUKUS sử dụng các biện pháp phòng ngừa cho thỏa thuận.

Bộ Ngoại giao Indonesia cho biết họ mong muốn Úc “cùng với IAEA phát triển một cơ chế xác minh hiệu quả, minh bạch và không phân biệt đối xử”.

Trong khi đó, Bắc Kinh phản đối thỏa thuận AUKUS, đồng thời yêu cầu IAEA “không được tham vấn với ba nước về việc đảm bảo an toàn cho hợp tác tàu ngầm hạt nhân của họ”. Bộ Ngoại giao Trung Quốc cáo buộc ba bên Úc, Anh, Mỹ “ép buộc” IAEA miễn trừ cho thoả thuận.

Ông Grossi phản đối cáo buộc từ phía Trung Quốc.

Trung Quốc, Nga lên tiếng về thỏa thuận tàu ngầm hạt nhân AUKUS

Bộ Ngoại giao Trung Quốc và Điện Kremlin cảnh báo rằng thỏa thuận mua bán tàu ngầm giữa Mỹ và Úc trong khuôn khổ AUKUS đe dọa nguyên tắc không phổ biến vũ khí hạt nhân.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo HOÀNG NHI ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN