Hy Lạp từ chối chuyển hệ thống phòng không S-300 cho Ukraine

Quan chức Hy Lạp tuyên bố nước này không có kế hoạch gửi hệ thống phòng không S-300 cho Ukraine.

Tuần trước, truyền thông Hy Lạp đưa tin nước này sắp chuyển giao hệ thống phòng không tầm xa S-300, cùng các tổ hợp thời Liên Xô như Tor, Osa và ZU-23-2 kèm đạn dược cho Ukraine theo đề xuất của Mỹ. Đây là một trong những điều kiện để Washington chấp thuận việc bán máy bay chiến đấu tàng hình F-35A cho Athens.

Phản hồi về thông tin trên, Người phát ngôn Chính phủ Hy Lạp, Pavlos Marinakis, hôm 6/2 khẳng định nước này sẽ không gửi bất kỳ hệ thống tên lửa phòng không S-300 nào tới Ukraine.

Phản hồi về thông tin trên, Người phát ngôn Chính phủ Hy Lạp, Pavlos Marinakis, hôm 6/2 khẳng định nước này sẽ không gửi bất kỳ hệ thống tên lửa phòng không S-300 nào tới Ukraine.

"Cần hạn chế tin giả, đặc biệt là khi liên quan đến lợi ích quốc gia và hình ảnh đất nước. Không có thỏa thuận nào như vậy. Hy Lạp không có ý định phá hoại năng lực phòng thủ của chính mình" - ông Pavlos Marinakis nhấn mạnh.

Hiện, giới chức Mỹ và Ukraine vẫn chưa bình luận về các thông tin trên.

Hệ thống phòng không S-300 do Tổng công ty khoa học công nghiệp Almaz của Nga sản xuất. S-300 được triển khai lần đầu vào năm 1979 nhằm bảo vệ các căn cứ quân sự và kiểm soát không phận trước những cuộc tấn công từ trên không của đối phương. Những năm 1990, Nga đã tiến hành nâng cấp hệ thống phòng không S-300 lên tiêu chuẩn S-300PMU, NATO định danh SA-10 GRUMBLE.

Phiên bản mới S-300PMU-1 được cải thiện về tính cơ động, mở rộng radar chiến đấu và tăng mức độ tự động hóa trong hệ thống. S-300PMU-1 được phát triển để tăng cường sức mạnh ngăn chặn chiến đấu cơ tàng hình, tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo chiến thuật.

Ngoài các tên lửa 5V55R, S-300PMU-1 có thể phóng hai tên lửa mới là 9M96E1 và 9M96E2. Cả hai có trọng lượng lần lượt là 330 và 420 kg với đầu đạn mang theo nặng khoảng 24 kg. 9M96E1 có tầm bắn 40 km trong khi 9M96E2 là 120 km.

Cải tiến quan trọng của S-300PMU-1 là đưa vào sử dụng loại đạn tên lửa 48N6 cho phép mở rộng phạm vi tác chiến lên 150 km. Với tốc độ khoảng Mach 6 và đầu đạn HE nặng 70-100 kg, tên lửa có thể tấn công các mục tiêu có tốc độ tối đa Mach 8, ở độ cao từ 10 m đến 27 km.

Nguồn: [Link nguồn]

Bộ Ngoại giao Nga ngày 2/2 đã chỉ trích việc Ecuador quyết định chuyển giao vũ khí Nga sản xuất cho Mỹ để Washington đưa số vũ khí này cho Ukraine, theo hãng thông tấn Nga RIA Novosti.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quỳnh Như ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN