Dự án ngỡ là "viễn tưởng" đang giúp Nga vô hiệu hóa trừng phạt từ phương Tây?

Trong bối cảnh phương Tây gia tăng các lệnh trừng phạt, hạn chế nhập khẩu hàng hóa với Nga, Moscow có thể hướng tầm mắt đến một “dự án vận tải đầy tham vọng” theo cách nói của ông Putin.

Bản đồ hành lang vận tải INSTC (ảnh: Aljazeera)

Bản đồ hành lang vận tải INSTC (ảnh: Aljazeera)

Năm 2002, Nga, Iran và Ấn Độ đã cùng ký kết thành lập Hành lang Giao thông Bắc Nam Quốc tế (INSTC) với mục tiêu kết nối mạng lưới đường sắt, đường cao tốc và hàng hải dài 7.200 km, thúc đẩy thương mại giữa 3 nước sáng lập cùng các khu vực lân cận.

Kể từ khi thành lập, INSTC rất hiếm khi hoạt động khiến các chuyên gia kinh tế gọi hành lang này là “dự án viễn tưởng”.

Tuy nhiên, hồi tháng 6, Iran đã công bố chuyến hàng đầu tiên vận chuyển từ Nga đến Ấn Độ qua Iran bằng hành lang INSTC. Đây là dấu hiệu cho thấy 3 nước Nga, Iran và Ấn Độ đã sẵn sàng kích hoạt INSTC và biến nó trở thành lối thoát kinh tế trong bối cảnh Mocow dần bị ngắt kết nối với thị trường châu Âu, theo Aljazeera.

Hồi đầu tháng 7, RZD Logistics – công ty con của Tập đoàn đường sắt Nga – đã cho ra mắt dịch vụ cung cấp container dọc tuyến INSTC. Dự kiến, đến năm 2030, sẽ có khoảng 25 triệu tấn hàng hóa đi qua INSTC mỗi năm.

Trước khi INSTC ra đời, việc mạng lưới đường bộ kém phát triển khiến các chuyến hàng vận chuyển đến Nga phải băng qua biển Ả Rập, Biển Đỏ, Địa Trung Hải và biển Baltic để cập cảng Saint Petersburg (Nga). Với INSTC, vận chuyển hàng hóa Nga - Ấn chỉ mất 25 đến 30 ngày thay vì 40 đến 60 ngày như trước đây. Chi phí vận chuyển cũng tiết kiệm 30%.

Hoạt động xuất khẩu hàng hóa từ Nga sang Ấn Độ tăng mạnh kể từ khi Moscow mở chiến dịch quân sự ở Ukraine (ảnh: Aljazeera)

Hoạt động xuất khẩu hàng hóa từ Nga sang Ấn Độ tăng mạnh kể từ khi Moscow mở chiến dịch quân sự ở Ukraine (ảnh: Aljazeera)

Đối với Ấn Độ, INSTC cũng mang ý nghĩa chiến lược. Tuyến đường này giúp Ấn Độ tiếp cận khu vực Trung Á mà không cần đi qua quốc gia đối thủ Pakistan. Năm 2016, Ấn Độ đã cam kết đầu tư 85 triệu USD và khoản vay ưu đãi 150 triệu USD để giúp Iran phát triển cơ sở hạ tầng, phục vụ cho hành lang INSTC.

Trong tháng 4 và tháng 5, hàng hóa nhập khẩu từ Nga của Ấn Độ đã tăng 272% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân chính là do Ấn Độ tăng cường mua dầu giá rẻ của Nga. Phân bón cũng là mặt hàng Ấn Độ tăng cường nhập khẩu từ Nga.

Mặc dù có nhiều ưu điểm, nhưng INSTC tạm thời có thể vẫn chưa phải ưu tiên hàng đầu đối với Nga và Ấn Độ, theo một số chuyên gia.

“Hầu hết chuỗi cung ứng của Nga được xây dựng để hướng đến thị trường châu Âu. Đối với Ấn Độ, nước này tập trung mở rộng thương mại với Trung Quốc, Đông Nam Á và phương Tây. Các lệnh trừng phạt của Mỹ nhằm vào Iran cũng khiến hoạt động đầu tư cho INSTC thêm khó khăn”, Gulshan Sachdeva – giáo sư tại Trung tâm Nghiên cứu châu Âu thuộc Đại học Jawaharlal Nehru (Ấn Độ) – nhận xét.

Trong 2 thập kỷ qua, tuyến INSTC gần như đóng băng. Thêm vào đó, thương mại song phương giữa Ấn Độ - Nga trong những năm gần đây chỉ đạt mức khiêm tốn từ 8 đến 11 tỷ USD. Điều này có thể khiến các công ty vận tải do dự khi đầu tư cho INSTC.

Nguồn: [Link nguồn]

Hải quân Ấn Độ có tàu sân bay tự đóng đầu tiên trong lịch sử

Hải quân Ấn Độ đã tiếp nhận tàu sân bay nội địa đầu tiên mang tên Vikrant, cũng tàu chiến lớn nhất trong lịch sử do Ấn Độ tự sản xuất.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Chính Pháp – Aljazeera ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN