Hong Kong: Mỹ rút quy chế đặc biệt là ‘con dao hai lưỡi’
Mỹ nói không còn đảm bảo Hong Kong có thể tiếp tục được hưởng quy chế đối xử đặc biệt từ Mỹ, so với cách Mỹ đối với Trung Quốc.
Biểu tình ở Hong Kong ngày 27-5. Ảnh: REUTERS
Hãng tin Reuters cho biết chính quyền Hong Kong vừa lên tiếng yêu cầu Mỹ đứng bên ngoài chuyện bàn bạc về luật an ninh quốc gia mới mà Trung Quốc tính áp đặt lên đặc khu này. Hong Kong cũng cảnh cáo chuyện Mỹ rút quy chế đặc biệt với Hong Kong sẽ là “con dao hai lưỡi” với kinh tế Mỹ.
“Mọi trừng phạt đều là một con dao hai lưỡi sẽ không gây hại cho quyền lợi của Hong Kong mà cũng sẽ ảnh hưởng mạnh đến quyền lợi của Mỹ” – chính quyền Hong Kong tuyên bố cuối ngày 28-5.
Theo tuyên bố của chính quyền Hong Kong, trong thời gian từ năm 2009 đến năm 2018, thặng dư thương mại của Mỹ với Hong Kong là 297 tỉ USD – con số lớn nhất so với tất cả đối tác thương mại của Mỹ. Chưa hết, hiện có khoảng 1.300 công ty Mỹ hoạt động tại Hong Kong.
Ngày 28-5, Bộ Ngoại giao Mỹ nói không còn đảm bảo Hong Kong có thể tiếp tục được hưởng quy chế đối xử đặc biệt từ Mỹ, so với cách Mỹ đối với Trung Quốc. Cố vấn kinh tế Nhà Trắng Larry Kudlow cảnh cáo Hong Kong có thể sẽ bị đối xử như cách Mỹ đối xử với Trung Quốc về thương mại và những vấn đề tài chính khác.
Theo Reuters, trong ngày 29-5 (giờ Mỹ), Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ thông báo về phản ứng của mình với việc Quốc hội Trung Quốc ra nghị quyết xây dựng luật an ninh cho Hong Kong.
Người dân Hong Kong dùng dù che chắn hơi cay cảnh sát bắn ra khi đối phó biểu tình ngày 27-5. Ảnh: REUTERS
Phần mình, Trung Quốc cho rằng luật an ninh mới với Hong Kong – nhiều khả năng sẽ có hiệu lực trước tháng 9 tới – sẽ xử lý các vấn đề ly khai, lật đổ, khủng bố và can thiệp từ nước ngoài vào Hong Kong. Cả chính phủ Trung Quốc và chính quyền Hong Kong đều khẳng định luật an ninh mới không đe dọa gì đến quyền tự trị của đặc khu này cũng như đến quyền lợi của các nhà đầu tư nước ngoài.
Bộ Công an Trung Quốc nói sẽ “hướng dẫn và hỗ trợ” cảnh sát Hong Kong, vốn trước đây vẫn độc lập với Trung Quốc. Theo Reuters, có thể sắp tới sẽ có nhiều cơ quan tình báo Trung Quốc mở trụ sở ở Hong Kong.
Bà Lâm họp báo tại Hong Kong ngày 26-5. Ảnh: REUTERS
Ngày 29-5, một tờ báo địa phương đưa lời của Trưởng đặc khu Lâm Trịnh Nguyệt Nga đề nghị người dân Hong Kong “cùng chung tay theo đuổi giấc mơ của chúng ta và để sang một bên các bất đồng”. Bà Lâm nói luật an ninh này là cần thiết để đối phó “đe dọa khủng bố”. Theo bà Lâm, các tổ chức ủng hộ “độc lập và tự quyết” đã thách thức thẩm quyền của chính phủ đại lục và chính quyền địa phương cũng như kêu gọi can thiệp từ bên ngoài.
Bằng cách áp dụng luật an ninh riêng cho Hong Kong, giới lãnh đạo Trung Quốc đã xác định rõ, việc dẹp bỏ bất đồng trong...
Nguồn: [Link nguồn]