Hong Kong có ca tử vong sau khi tiêm vắc-xin TQ: Chuyên gia đại lục nói gì?

Sự kiện: Tin tức COVID-19

Người đàn ông Hong Kong tử vong chỉ 2 ngày sau khi được tiêm vắc-xin Covid-19 của Trung Quốc.

Ronald Lam Man-kin, kiểm soát viên tại Trung Tâm bảo vệ sức khỏe thuộc Cơ quan Y tế Hong Kong. Ảnh: Tân Hoa xã

Ronald Lam Man-kin, kiểm soát viên tại Trung Tâm bảo vệ sức khỏe thuộc Cơ quan Y tế Hong Kong. Ảnh: Tân Hoa xã

Cơ quan Y tế Hong Kong đêm 2/3 nhận được thông tin về trường hợp người đàn ông 63 tuổi gặp vấn đề nghiêm trọng sau khi tiêm vắc-xin Covid-19, do công ty Sinovac (Trung Quốc) sản xuất, hôm 26/2. 

Hai ngày sau khi tiêm, nạn nhân bị khó thở và phải tới bệnh viện Queen Elizabeth để điều trị nhưng không qua khỏi và tử vong ngày 28/2. 

"Hiện tại, mối liên hệ giữa việc tiêm vắc-xin Covid-19 và cái chết của người đàn ông vẫn chưa thể xác định", Cơ quan Y tế Hong Kong thông báo. 

Theo trang HK01 của Hong Kong, nạn nhân có bệnh viêm phế quản mãn tính và không có tác dụng phụ nào của vắc-xin của Sinovac được ghi nhận trong quá trình cấp cứu nạn nhân tại bệnh viện. 

Ronald Lam Man-kin, kiểm soát viên tại Trung Tâm bảo vệ sức khỏe thuộc Cơ quan Y tế Hong Kong, hôm 2/3 cho biết, một ủy ban chuyên đánh giá các biến cố lâm sàng liên quan đến vắc-xin hôm 3/3 sẽ xem xét liệu có mối liên hệ giữa việc tiêm vắc-xin Covid-19 và cái chết của người đàn ông hay không. Quá trình khám nghiệm tử thi, với sự đồng ý của gia đình, cũng được thực hiện để xác định nguyên nhân tử vong. 

Ông Man-kin nhấn mạnh, giới chức Hong Kong đã phê duyệt việc sử dụng vắc-xin của Sinovac trong tình huống khẩn cấp sau quá trình đánh giá mức độ hiệu quả và an toàn của vắc-xin này. Theo HK01, vắc-xin của Sinovac an toàn, hiệu quả, lợi ích nhiều hơn rủi ro và chương trình tiêm chủng sẽ tiếp tục. 

Theo chuyên gia của Cơ quan Y tế Hong Kong, người mắc bệnh mãn tính nghiêm trọng hoặc bị dị ứng với thành phần của vắc-xin thì không nên tiêm. 

Feng Duojia, chủ tịch Hiệp hội công nghiệp vắc-xin Trung Quốc, chia sẻ với Thời báo Hoàn cầu hôm 3/3 rằng, rất khó có khả năng cái chết của người đàn ông Hong Kong liên quan tới vắc-xin Sinovac và nói rằng cái chết chỉ là sự trùng hợp. 

Ông Feng cho rằng, chiến dịch tiêm phòng vắc-xin của Hong Kong sẽ không bị ảnh hưởng vì sự việc. 

Người đàn ông có thể đã chết do các biến chứng của viêm phế quản gây ra hoặc một căn bệnh có các triệu chứng như viêm phế quản, theo ông Feng. Nguyên nhân tử vong có thể được xác định thông qua kiểm tra bệnh lý và khám nghiệm tử thi. 

Theo chủ tịch Hiệp hội công nghiệp vắc-xin Trung Quốc, việc sử dụng vắc-xin Sinovac không dẫn đến tử vong, nhưng một số nhóm đối tượng nhất định như phụ nữ có thai, người bị sốt cấp tính, nhiễm trùng và suy giảm miễn dịch thì không nên tiêm vắc-xin. 

 Tao Lina, một chuyên gia về vắc-xin tại Thượng Hải, cũng cho rằng, sự cố chỉ là trùng hợp và không phải do vắc-xin Sinovac gây ra. Chia sẻ với Hoàn cầu, Lina cho biết, vắc xin bất hoạt như loại của công ty Sinovac ít có tác dụng phụ hơn các loại vắc-xin mRNA. Các chuyên gia cho biết, công nghệ vắc-xin bất hoạt rất phát triển và trải qua hàng chục năm thử nghiệm lâm sàng. 

Theo Hoàn cầu, hơn 52 triệu liều vắc-xin bất hoạt của Trung Quốc đã được cung cấp cho cả nước tính đến cuối tháng 2. Vắc-xin của Trung Quốc cũng được cung cấp cho 53 quốc gia trên thế giới, chưa có tác dụng phụ nghiêm trọng nào được ghi nhận. 

Những điều cần biết về loại vắc xin Covid-19 Việt Nam sắp nhập cho dân tiêm

Bộ Y tế cho biết, Việt Nam sẽ nhập khẩu 204.000 liều vắc xin Covid-19 của hãng dược AstraZeneca để tiêm cho người dân trong...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Thái - Tổng hợp ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN