Hong Kong bất ổn, liệu có bị Thâm Quyến soán ngôi trung tâm tài chính?

Trước tình hình bất ổn vẫn đang tiếp diễn tại Hong Kong, Thâm Quyến liệu có đủ tiềm năng để trở thành đặc khu kinh tế mới như những gì chính quyền Trung Quốc kỳ vọng?

Thâm Quyến liệu có chiếm được vị thế trung tâm tài chính của Hong Kong trong tương lai? (Ảnh: Handout)

Thâm Quyến liệu có chiếm được vị thế trung tâm tài chính của Hong Kong trong tương lai? (Ảnh: Handout)

Trung Quốc đang tỏ thái độ cứng rắn trong việc giải quyết các cuộc biểu tình tại Hong Kong, khi liên tục gây sức ép buộc các công ty lớn tại đây phải hành động chống lại “những kẻ gây rối”. Song song với việc đó, Bắc Kinh cũng đang đề ra kế hoạch để nâng tầm Thâm Quyến, thành phố láng giềng với Hong Kong, trở thành một hình mẫu mang tính toàn cầu, với hy vọng nơi đây sẽ giúp Trung Quốc vươn lên đạt mức phát triển mới.

Những mâu thuẫn về bối cảnh giữa 2 thành phố có chung đường biên giới này đã làm dấy lên những suy đoán cho rằng nếu Hong Kong không sớm ổn định tình hình, thì nơi đây sẽ sớm bị Thâm Quyến vượt mặt để trở thành trung tâm tài chính lớn nhất ở Vùng Vịnh Lớn (gồm 3 khu vực Quảng Đông – Hong Kong – Macau).

Nhưng trên thực tế, đây sẽ là một mục tiêu khá cao để Thâm Quyến có thể với tới, chứ đừng nói đến việc sẽ thế chân được Hong Kong.

Không như Thâm Quyến, một trung tâm công nghệ mới nổi được vận hành bởi một hệ thống kinh tế lai ghép giữa kế hoạch hóa và thị trường, Hong Kong từ lâu vốn đã phát triển dựa trên dòng vốn, thương mại và thông tin tự do, cũng như một hệ thống luật pháp độc lập.

Theo ông Châu Quốc Minh, chủ tịch Văn phòng Kinh doanh Vừa và Nhỏ của Hong Kong, cả 2 thành phố đã trở thành đối thủ cạnh tranh lẫn nhau, dù vẫn là các đối tác lâu dài của nhau.

“Tuy nhiên Hong Kong và Thâm Quyến, ở một mức độ nhất định, không thể được so sánh với nhau…ngay từ đầu, hệ thống pháp lý của 2 nơi đã không giống nhau,” ông Châu cho biết, “Trong tương lai gần, tôi vẫn chưa thể nhận ra Thâm Quyến sẽ làm như thế nào để có thể thay thế được Hong Kong.”

Khác với Thâm Quyến, Hong Kong từ lâu vốn đã phát triển dựa trên dòng vốn, thương mại và thông tin tự do, cũng như một hệ thống luật pháp độc lập (Ảnh: Internet)

Khác với Thâm Quyến, Hong Kong từ lâu vốn đã phát triển dựa trên dòng vốn, thương mại và thông tin tự do, cũng như một hệ thống luật pháp độc lập (Ảnh: Internet)

Hong Kong vận hành dựa trên một hệ thống luật chung phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, và việc kinh doanh được chấp nhận trên toàn cầu. Nên theo ông Châu, kể cả khi Thâm Quyến được hưởng những chính sách mới để có thể tiến hành cải tổ theo chiều sâu, hệ thống pháp lý của thành phố này vẫn sẽ được xây dựng dựa trên luật Trung Quốc, vốn chưa tương thích với luật pháp quốc tế.

Chủ tịch Văn phòng Kinh doanh Vừa và Nhỏ của Hong Kong cũng chỉ ra yếu tố thứ 2 khiến nơi này trở nên khác biệt, đó là luồng thông tin tự do. Đây là yếu tố rất quan trọng để có thể đưa ra những quyết định sáng suốt, và cũng là điều mà Trung Quốc đang thiếu, do hệ thống “Vạn Lý Trường Thành trên mạng’ của nước này vẫn còn kiểm soát internet và kiểm duyệt thông tin một cách nghiêm ngặt.

Cả 2 yếu tố trên, cộng với những tiêu chuẩn quốc tế của Hong Kong trong việc kinh doanh và lưu thông vốn tự do, đã giúp cho nơi này được các chính phủ phương Tây ưu ái cho nhiều đặc quyền mà không một thành phố nào khác ở đại lục có thể có.

Với quá trình phát triển mạnh mẽ để trở thành một nền kinh tế thị trường tự do, được củng cố bởi một chế độ thuế suất thấp, Hong Kong đã trở thành một nơi cung cấp vốn và dịch vụ cho sự phát triển kinh tế thần tốc của Trung Quốc, trong bối cảnh những hạn chế của đại lục trong việc tiếp cận thị trường quốc tế do sự can thiệp quá sâu của nhà nước và việc kiểm soát vốn quá nghiêm ngặt, đã khiến đồng nhân dân tệ không có đầy đủ giá trị hoán đổi.

Với một sự tự do tuyệt đối trong việc luân chuyển vốn, và có khả năng vận hành liên tục ở cả 2 thị trường ở trong và ngoài nước, Hong Kong gần đây đã trở thành trung tâm trao đổi đồng nhân dân tệ lớn nhất, và cũng là nơi tập kết số lượng nội tệ lớn nhất của Trung Quốc ở nước ngoài.

Hơn một nửa số công ty tại Trung Quốc thường triển khai việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) tại Hong Kong, nơi cũng chiếm phần lớn doanh số trái phiếu doanh nghiệp của các công ty tại đại lục. Thành phố cũng là một bàn đạp quan trọng đối với việc xuất/nhập đầu tư nước ngoài của Trung Quốc. Khoảng 65% vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào đại lục đến từ Hong Kong trong năm ngoái, và 70% vốn đầu tư ra bên ngoài của Trung Quốc cũng đi qua thành phố này, theo số liệu chính thức của chính quyền đại lục.

Hơn một nửa số công ty tại Trung Quốc thường triển khai việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) tại Hong Kong (Ảnh: Sohu)

Hơn một nửa số công ty tại Trung Quốc thường triển khai việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) tại Hong Kong (Ảnh: Sohu)

Vì vậy, kể cả khi chính quyền đại lục cho phép Thâm Quyến được phép tự do cải cách, kinh nghiệm và sự tín nhiệm mà Hong Kong đã tích lũy trong hàng thập kỷ, để biến nơi đây thành một trung tâm tài chính quốc tế và một thành phố kinh doanh, là điều không thể bị xói mòn trong ngày một ngày hai.

Theo ông Mark Williams, trưởng ban kinh tế châu Á của tổ chức Capital Economics, “Hệ thống pháp lý của Hong Kong có thể được sao chép theo một mức độ nào đó ở đại lục. Nhưng nền tảng chính cho sự thành công tại nơi này chính là luật pháp được áp dụng một cách công bằng và dễ đoán định, kể cả khi điều này làm giới hạn quyền lực của chính quyền. Người dân và các công ty ở đại lục không có sự đảm bảo như vậy. 

Còn về các dòng vốn, bạn không thể xây dựng nên một trung tâm tài chính toàn cầu ở nơi mà giới chức có toàn quyền để kiểm soát dòng vốn bất cứ lúc nào.”

Theo bảng xếp hạng Chỉ số của top 25 Trung tâm Tài chính toàn cầu năm 2018, được công bổ bởi tổ chức Z/Yen Partners có trụ sở tại London, Anh và Học viện Phát triển Trung Quốc vào tháng 3 vừa qua, Thâm Quyến chỉ xếp thứ 14, trong khi Hong Kong xếp thứ 3, sau New York và London.

Nghiên cứu này lập luận rằng một trung tâm tài chính chỉ phát triển khi có sự kết nối sâu sắc với các trung tâm tài chính khác. Trong trường hợp này, Hong Kong có mối liên kết mạnh mẽ với New York và London, được chấm điểm từ 80 đến 99 trong thang điểm 100. Thâm Quyến, trong khi đó, vẫn chưa được chấm điểm.

Theo bảng xếp hạng Chỉ số của top 25 Trung tâm Tài chính toàn cầu năm 2018, Thâm Quyến chỉ xếp thứ 14, trong khi Hong Kong xếp thứ 3 (Ảnh: Internet)

Theo bảng xếp hạng Chỉ số của top 25 Trung tâm Tài chính toàn cầu năm 2018, Thâm Quyến chỉ xếp thứ 14, trong khi Hong Kong xếp thứ 3 (Ảnh: Internet)

Trái với những gì được miêu tả như một sự gia tăng bối cảnh của chủ nghĩa bảo hộ thương mại do hậu quả từ cuộc thương chiến với Mỹ, ông Long Vĩnh Đồ, nguyên Thứ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc, cho rằng khoa học công nghệ, chứ không phải những tác động và sự quản lý thị trường, hay tiềm lực của một quốc gia, mới là động lực thúc đẩy toàn cầu hóa nền kinh tế.

Theo ông Long, định hướng của Bắc Kinh trong việc nâng cao trạng thái của Thâm Quyến không nên bị đánh đồng với nỗ lực hạ thấp vị thế kinh tế của Hong Kong, nơi mà sự tương cận về nhiều mặt đã đóng góp đáng kể cho sự phát triển và lợi thế đặc thù của Thâm Quyến.

Dưới sự định hướng của Bắc Kinh, Thâm Quyến sẽ chuyển mình thành một “thành phố kiểu mẫu mang đặc sắc Trung Quốc”, được xây dựng trên một hình mẫu kinh tế hiện đại để hướng tới “sự phát triển chất lượng cao” của nước này. Thành phố cũng sẽ trở thành một hình mẫu pháp lý nhằm “tạo ra một môi trường kinh doanh quốc tế ổn định, công bằng, minh bạch, dễ đoán định và hợp pháp.”

“Việc nghĩ rằng vấn đề hiện tại của Hong Kong sẽ tạo điều kiện phát triển cho Thâm Quyến là một quan niệm cực kỳ sai lầm. Chỉ khi nào Hong Kong phát triển tốt, thì Thâm Quyến mới phát triển tốt hơn thế,” ông Long khẳng định.

Xét theo góc độ trong nước, nguyên Thứ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc cho rằng trạng thái của Thâm Quyến cũng được cho là sự nghiên cứu mới của Bắc Kinh về một hình mẫu phát triển kiểu mới, nhằm giải quyết những áp lực đang gia tăng ở trong và ngoài nước và giữ cho kinh tế, xã hội được ổn định.

Thâm Quyến đang được định hướng để trở thành một “thành phố kiểu mẫu mang đặc sắc Trung Quốc” (Ảnh: Getty)

Thâm Quyến đang được định hướng để trở thành một “thành phố kiểu mẫu mang đặc sắc Trung Quốc” (Ảnh: Getty)

Theo Oxford Economics, Thâm Quyến được dự báo là một trong số 10 thành phố phát triển kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2035, với tổng sản phẩm quốc nội đạt 800 tỷ đô la Mỹ nếu tính theo thời giá năm 2015.

Dù quan điểm của Bắc Kinh đối với việc thúc đẩy Thâm Quyến như thế nào, hay Hong Kong đang đứng ở đâu trong bối cảnh nơi này đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng chính trị tồi tệ nhất kể từ năm 1997, thì không thể phủ nhận chính trị đang ngày càng can thiệp một cách sâu sắc vào tình hình tại đây.

Các chuyên gia kinh tế từ Capital Economics tin rằng các cuộc biểu tình đang làm nổi bật tình hình căng thẳng ngày càng gia tăng đối với chính sách “Một quốc gia, hai chế độ”, thứ cho phép Hong Kong bảo tồn hệ thống pháp lý và cấu trúc thuế đặc sắc của mình.

“Tuy nhiên, trong bối cảnh chính trị đang trở nên được ưu tiên hơn so với kinh tế, chúng tôi cũng không loại trừ khả năng chính phủ Trung Quốc sẽ sẵn sàng hủy hoại những nền tảng cho sự thành công của Hong Kong, nếu họ cảm thấy điều này là cần thiết để giữ cho thành phố phát triển đúng hướng,” các chuyên gia nhận định.

Trung Quốc sẽ bị 2 quốc gia châu Á này vượt mặt trong thập kỷ tới?

Trong tương lai, sẽ có tận 2 nước tại châu Á vươn lên thay thế Trung Quốc để trở thành động lực của sự tăng trưởng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Việt Anh - SCMP ([Tên nguồn])
Tin tức Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN