Hòn đảo nhỏ ở Biển Đông giúp Mỹ chặn tham vọng của Trung Quốc?

Hòn đảo từng là nơi khởi đầu chiến tranh chống Nhật của phe đồng minh, có thể đóng vai trò như căn cứ chiến lược của Mỹ.

Hòn đảo nhỏ ở Biển Đông giúp Mỹ chặn tham vọng của Trung Quốc? - 1

Tàu sân bay hạt nhân Mỹ.

Trong bối cảnh Mỹ và Úc đang tích cực nâng cấp cơ sở vật chất ở căn cứ hải quân Lombrum trên đảo của Papa New Guinea, giới phân tích cho rằng hai đồng minh cần phải hết sức cẩn thận, tránh làm mất lòng Indonesia.

Hiện tại, Indonesia chưa tỏ ra lo ngại về việc Mỹ và Úc nâng cấp căn cứ hải quân ở Papa New Guinea. Nhưng mọi chuyện có thể thay đổi một khi các tàu chiến cỡ lớn của Mỹ, thậm chí là tàu sân bay cập cảng hải quân Lombrum.

Hôm 17.11, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence tuyên bố sẽ cùng đồng minh Úc nâng cấp cơ sở vật chất trên đảo. Căn cứ sẽ đóng vai trò làm nơi nghỉ chân của tàu chiến Mỹ, tiếp nhiên liệu và nhu yếu phẩm, cũng như giám sát các hoạt động phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông và Thái Bình Dương.

Theo nhà phân tích Anthony Bergin, Indonesia có thể lo ngại đến khả năng đứng giữa cuộc xung đột giữa Mỹ-Trung Quốc. Hai đồng minh có thể mời sỹ quan Indonesia góp mặt trên đảo và nhấn mạnh “sự cần thiết của việc mở rộng an ninh khu vực”.

Dĩ nhiên mục đích chính của Mỹ và Úc trên đảo là vì Trung Quốc. Căn cứ Lombrum được Mỹ xây dựng từ năm 1944, khi quân đồng minh bắt đầu đợt tấn công cuối cùng vào Nhật Bản.

Hòn đảo nhỏ ở Biển Đông giúp Mỹ chặn tham vọng của Trung Quốc? - 2

Căn cứ hải quân Lombrum nằm gần Indonesia và Papa New Guinea là nơi đang được Mỹ và Úc đầu tư mạnh mẽ.

Ở thời điểm cao trào, căn cứ có hàng loạt bến tàu, đường băng dài 2,7km và nơi ở cho 10.000 lính thủy đánh bộ. Căn cứ là nơi neo đậu của 800 tàu chiến, kho trữ nhiên liệu và 3.000 giường nằm y tế.

Theo nguồn tin, Mỹ và Úc cảm thấy cần phải gấp rút nâng cấp căn cứ, trước khả năng Trung Quốc để mắt đến khu vực.

“Biến sân bay Momote trên đảo phục vụ cả mục đích dân sự và quân sự, hoặc xây đường băng quân sự mới là bước đi chiến lược ở khu vực phía tây của Biển Đông”, chuyên gia Peter Jennings nói.

Hiện tại, ưu tiên hàng đầu của Mỹ và đồng minh là thuyết phục Papua New Guinea và Indonesia bình tĩnh về vấn đề mở rộng căn cứ hải quân.

Thống đốc của hòn đảo, Charlie Benjamin, nói: “Papua New Guinea không gây chiến với ai và chúng tôi cũng không cần ai giúp. Mỹ và Úc đơn giản chỉ là nâng cấp Lombrum theo nhu cầu của họ”.

Theo giới quan sát, sẽ phải mất vài năm để hoàn tất quá trình nâng cấp căn cứ hải quân trên đảo. Các tàu chiến cỡ lớn của Mỹ, bao gồm cả tàu sân bay hạt nhân khi đó sẽ được phép cập cảng.

Tàu chiến nước ngoài ”ùn ùn” tới Biển Đông, thông điệp gì cho Trung Quốc?

Không chỉ hải quân Mỹ và Nhật Bản, tàu chiến của một số quốc gia như Canada, Anh và Pháp cũng đang tăng cường hiện diện...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - SCMP ([Tên nguồn])
Tin tức Biển Đông Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN