Hôm nay LHQ mở cuộc ‘bỏ phiếu lịch sử’ đánh dấu một năm chiến sự Nga-Ukraine

Liên Hợp Quốc mở một cuộc “bỏ phiếu lịch sử” để đánh giá lập trường của các nước trên thế giới về vấn đề hòa bình ở Ukraine.

Ngày 23-2, nhằm đánh dấu một năm nổ ra chiến sự Nga-Ukraine, Liên Hợp Quốc (LHQ) sẽ tổ chức một cuộc bỏ phiếu với sự tham gia của 193 nước thành viên, theo hãng tin Reuters.

Trước đó, bà Linda Thomas-Greenfield - Đại sứ Mỹ tại LHQ phát biểu trước Đại hội đồng LHQ rằng đây sẽ là một cuộc bỏ phiếu "đi vào lịch sử", đồng thời bà nói thêm cuộc bỏ phiếu này sẽ cho mọi người thấy rõ lập trường của các quốc gia trên thế giới về vấn đề hòa bình ở Ukraine.

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres trong cuộc họp với Đại hội đồng hôm 22-2. Ảnh: REUTERS

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres trong cuộc họp với Đại hội đồng hôm 22-2. Ảnh: REUTERS

Theo Reuters, Ukraine và các nước đồng minh đang tìm kiếm sự đồng thuận từ 3/4 thành viên Đại hội đồng LHQ thông qua cuộc bỏ phiếu nhằm thực hiện nỗ lực “cô lập ngoại giao Nga”.

Ngoài ra, Đại hội đồng có khả năng sẽ thông qua một nghị quyết do Ukraine và các nước đồng minh Kiev đề xuất trong ngày hôm nay. Theo đó, nghị quyết này nhấn mạnh rằng cần đạt được một nền hòa bình toàn diện, công bằng và lâu dài càng sớm càng tốt, phù hợp với Hiến chương của LHQ.

Ngày 22-2, phát biểu trong cuộc họp cấp cao với Đại hội đồng và nói về hành động của Nga tại Ukraine, Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres đã chỉ trích Nga và dẫn lại Hiến chương LHQ rằng trong các mối quan hệ quốc tế, tất cả các nước cần kiềm chế các đe dọa vũ lực và sử dụng vũ lực xâm phạm sự toàn vẹn lãnh thổ và nền độc lập chính trị của nhau.

Trong khi đó, Đại sứ Nga tại LHQ Vassily Nebenzia phát biểu trước Đại hội đồng rằng phương Tây đã phớt lờ những lo ngại của chính quyền Moscow, tiếp tục đưa cơ sở hạ tầng quân sự của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) lại gần biên giới của nước này.

Ông Nebenzia nói thêm “không còn sự lựa chọn nào khác”, Nga buộc phải phát động chiến dịch quân sự đặc biệt nhằm bảo vệ tiếng nói của mình, và nhằm đảm bảo sự an toàn và an ninh quốc gia bằng các biện pháp quân sự.

Nguồn: [Link nguồn]

Liên Hợp Quốc bình luận về khả năng loại Nga khỏi tổ chức lớn nhất thế giới

Liên Hợp Quốc cho rằng việc loại Nga khỏi tổ chức này sẽ không góp phần vào việc tìm kiếm hòa bình ở Ukraine.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo CHÍ THANH ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN