Hoàng đế Trung Hoa ngày đêm "phục vụ" hai mỹ nhân tuyệt sắc, đến mức đột tử trên giường
Trong lịch sử Trung Hoa, có một hoàng đế hoang dâm vô độ, ngày đêm vui vẻ cùng hai mỹ nhân tuyệt sắc thời bấy giờ, đến mức phải dùng thuốc kích dục thường xuyên, dẫn đến cơ thể suy nhược nghiêm trọng.
Hán Thành Đế ngày ngày chỉ sủng ái hai mỹ nữ họ Triệu. Ảnh minh họa.
Nhà Tây Hán (202 TCN – 9) là một trong những triều đại giàu có và hùng mạnh nhất trong lịch sử Trung Hoa. Các hoàng đế nổi danh thời kỳ này có thể kể đến Hán Cao Tổ Lưu Bang, Hán Văn Đế Lưu Hằng, Hán Cảnh Đế Lưu Khải hay Hán Vũ Đế Lưu Triệt.
Tuy nhiên, triều đại giàu có và hùng mạnh này cũng không tránh khỏi việc có những hoàng đế bất tài, hoang dâm vô độ, góp phần trực tiếp làm suy yếu nhà Tây Hán.
Vị hoàng đế mà trang mạng Trung Quốc Sohu nhắc đến là Hán Thành Đế Lưu Ngao, người ham mê sắc dục quá độ, dẫn đến kết cục chết trên giường ở tuổi 44.
Hán Thành Đế Lưu Ngao sinh năm 51 TCN, là hoàng đế thứ 12 nhà Tây Hán, con trai trưởng của Hán Nguyên Đế và hoàng hậu Vương Chính Quân.
Lưu Ngao chào đời khi ông nội là Hán Tuyên Đế vẫn còn tại vị, được ông nội hết sức yêu quý. Ông nội ngày ngày dẫn Lưu Ngao đi chơi cho đến khi mất.
Sau cái chết của Hán Tuyên Đế năm 49 TCN, Hán Nguyên Đế kế vị. Năm lên 6 tuổi, Lưu Ngao được phong làm thái tử. Hán Nguyên Đế là người thiếu quyết đoán, chịu sự chi phối của các đại thần và ngoại thích. Lưu Ngao từ nhỏ đã tỏ ra nhu nhược giống cha, chỉ đam mê nữ sắc.
Hình tượng Triệu Phi Yến trong phim truyền hình Trung Quốc.
Năm 33 TCN, Hán Nguyên Đế đột ngột qua đời. Lưu Ngao lên ngôi khi mới 18 tuổi, từ nhỏ đã đã không để tâm đến chuyện quốc gia đại sự, sau khi làm hoàng đế cũng không tha thiết chuyện triều chính. Quyền lực rơi vào gia tộc họ Vương do thái hậu Vương Chính Quân cầm đầu.
Theo Sohu, Lưu Ngao lúc nào cũng đói khát nữ sắc. Ngày đêm, hoàng đế đều cho triệu mỹ nữ đến phục vụ mình, bất kể là chuyện gì khác cũng phải gác lại. Hoàng đế hoang dâm vô độ như vậy là điều chưa từng thấy ở triều Tây Hán.
Sử sách Trung Quốc ghi chép chi tiết chuyện Lưu Ngao say đắm hai mỹ nữ là Triệu Phi Yến và em gái Triệu Hợp Đức.
Vào một ngày năm 19 TCN, Lưu Ngao đến phủ chị gái của mình là Dương A công chúa, gặp được ca nữ tuyệt sắc là Triệu Phi Yến.
Phi Yến vẻ ngoài xinh đẹp, dáng người thướt tha khiến vị hoàng đế háo sắc như Lưu Ngao bị mê hoặc đến điên đảo. Hoàng đế liền ra lệnh đưa vào cung làm phi tần.
Về cung, trong tâm trí hoàng đế lúc nào cũng chỉ muốn vui vẻ cùng Triệu Phi Yến. Phi Yến nhận ra Lưu Ngao là hoàng đế háo sắc, nên đôi khi giả vờ gây khó dễ, buộc hoàng đế phải khao khát để được vui vẻ cùng.
Phi Yến cũng tiến cử em gái là Triệu Hợp Đức vào cung để cùng phục vụ hoàng đế. Hai chị em trở thành ái phi của hoàng đế, ảnh hưởng vượt xa cả hoàng hậu. Theo Sohu, chuyện hai chị em gái là phi tần nhưng khiến hoàng đế điên đảo, ngày đêm chỉ mong được vui vẻ cùng là điều hiếm thấy trong lịch sử.
Triệu Phi Yến sau này được Hán Thành Đế phong làm hoàng hậu.
Phi Yến và Hợp Đức cậy được hoàng đế ưu ái, âm thầm hãm hại các phi tần khác, bao gồm cả Hứa Hoàng hậu. Con trai duy nhất của Lưu Ngao với một ái phi chỉ mới được vài tuổi, chết một cách bí ẩn, dẫn đến suy đoán rằng do Phi Yến và Hợp đức hạ độc, vì cả hai không sinh cho hoàng đế được một đứa con nào.
Kết quả là Hứa hoàng hậu bị phế truất, các phi tần khác phải tránh xa hai chị em họ Triệu, những người không may mạo phạm đều bị hại chết.
Năm 16 TCN, Lưu Ngao phong Phi Yến làm hoàng hậu, Hợp Đức làm Chiêu Nghi, từ đó chỉ sủng ái hai chị em họ Triệu, ngày ngày cùng vui thú, hưởng lạc.
Theo Sohu, Phi Yến và Hợp Đức là hai mỹ nữ có nhu cầu đặc biệt cao trong chuyện tình dục. Ở tuổi 35, Lưu Ngao dù vẫn rất cường tráng, nhưng rồi cũng đến lúc cảm thấy đuối sức vì ngày ngày phải chiều lòng hai người đẹp.
Phi Yến và Hợp Đức tư vấn cho Lưu Ngao dùng một loại thuốc cường dương, có tác dụng phụ là gây nghiện. Mỗi tối, hoàng đế đều dùng thuốc này để vui thú.
Ngày qua ngày, Lưu Ngao mê đắm trong chuyện tình dục, cơ thể suy nhược, nhưng vẫn không ngừng cùng Phi Yến và Hợp Đức vui vẻ.
Năm 7 TCN, Lưu Ngao đột ngột qua đời ở tuổi 44, khi đang vui vẻ trên giường cùng Triệu Hợp Đức. Lẽ ra mỗi lần chỉ được dùng một viên thuốc cường dương, nhưng hôm đó, hoàng đế dùng đến 7 viên, nên cũng có thể nguyên nhân chết là do dùng quá liều.
Hoàng thái hậu Vương Chính Quân, mẹ đẻ của Lưu Ngao, đổ lỗi cho Hợp Đức khiến hoàng đế băng hà. Khi bị cấm quân tới bắt giữ theo lệnh hoàng thái hậu, Hợp Đức nói câu cuối cùng rồi tự sát: “Ta nắm hoàng đế trong tay như nắm một đứa trẻ con, khuynh đảo thiên hạ, sao để bọn các người động tay vào”, theo Phi Yến ngoại truyện, cuốn sách kể về cuộc đời của hai chị em họ Triệu.
Triệu Phi Yến may mắn sống được thêm 6 năm nhờ có công giúp Hán Ai Đế Lưu Hân nối ngôi. Cha của Lưu Hân là Lưu Khang, em trai Hán Thành Đế. Lưu Hân gọi Hán Thành Đế bằng bác, từ nhỏ được Phi Yến tác động để đưa vào cung, lập làm thái tử. Nhưng khi Lưu Hân qua đời vào năm 1 TCN, Phi Yến bị gia tộc nhà họ Vương quay sang trả thù và bị bức tử. Đến khi chết, Phi Yến vào cung được 18 năm.
Nguồn: [Link nguồn]
Trong lịch sử phong kiến Trung Quốc, có hoàng đế từng lập kỷ lục vô tiền khoáng hậu, khi một năm tuyển chọn tới 1.258...