Hoàng đế Trung Hoa nổi danh là "kẻ phản bội", soán ngôi nhà Đường, mở ra triều đại mới

00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc
XEM THÊM CÁC KỲ
1 2 3Kỳ mới nhất

Là người lật đổ nhà Đường hùng mạnh bậc nhất châu Á thời phong kiến, Chu Toàn Trung mở đầu thời kỳ Ngũ đại Thập quốc ở Trung Hoa với đầy rẫy những âm mưu, chiến tranh, giết chóc và sự chia rẽ.

Chu toàn Trung là hoàng đế Trung Hoa soán ngôi nhà Đường. Ảnh minh họa.

Chu toàn Trung là hoàng đế Trung Hoa soán ngôi nhà Đường. Ảnh minh họa.

Ngũ đại Thập quốc là giai đoạn chỉ kéo dài hơn 70 năm trong lịch sử phong kiến Trung Quốc, nhưng là gia đoạn đầy biến động với chiến tranh liên miên. Giai đoạn bắt đầu từ khi nhà Đường sụp đổ và cho đến khi nhà Tống được thành lập.

Loạt bài kỳ nhày sẽ phân tích tiết cuộc đời của những hoàng đế Trung Hoa gây chú ý nhất trong giai đoạn Ngũ đại Thập quốc.

Phản bội đồng đội, phản bội triều đình, làm bại hoại gia phong là những điều được nhắc đến khi nói về cuộc đời hoàng đế Trung Hoa Chu Toàn Trung, theo Sohu.

Tham gia quân nổi dậy chống triều đình

Chu Toàn Trung hay Chu Ôn sinh năm 852, là con út trong 3 anh em sinh ra trong gia đình có cha là thầy giáo. Cha mất sớm, Chu Ôn được mẹ đưa về nhà người họ hàng bên ngoại nuôi dạy.

Lớn lên, Chu Ôn giúp việc cho nhà họ hàng của mẹ nhưng không được xem trọng, thường xuyên bị đánh đập. Chu Ôn bỏ nhà đi lập băng đảng, làm đạo tặc ở khu vực sông Hoàng Hà và sông Hoài.

Cuối thời Đường, triều đình suy yếu tạo điều kiện để Chu Toàn Trung lũng đoạn triều chính. Ảnh minh họa.

Cuối thời Đường, triều đình suy yếu tạo điều kiện để Chu Toàn Trung lũng đoạn triều chính. Ảnh minh họa.

Trong giai đoạn cuối triều Đường, triều đình suy yếu, các thế lực cát cứ và các cuộc nổi dậy nổ ra ở khắp nơi. Một trong những đội quân nổi dậy hùng mạnh khi đó do Hoàng Sào lãnh đạo.

Năm 877, ở tuổi 25, Chu Ôn và anh trai là Chu Tồn gia nhập đội quân của Hoàng Sào. Chu Tồn không may sớm chết trận còn Chu Ôn với tài năng và nhiệt huyết, nhanh chóng được Hoàng Sào nâng đỡ và trở thành một trong những tướng lĩnh hàng đầu của quân nổi dậy.

Tháng 1/881, Hoàng Sào chiếm thành Trường An, tuyên bố chiếm ngôi nhà Đường. Cuộc đời Chu Ôn bắt đầu rẽ sang một hướng khác.

Phản Hoàng Sào, đầu quân cho nhà Đường

Các tiết độ sứ (người thay mặt nhà Đường cai quản địa phương) ban đầu quy phục Hoàng Sào nhưng sau lại quay về trung thành với triều Đường. Vua tôi nhà Đường lúc này đã sơ tán đến Thành Đô.

Năm 882, Hoàng Sào cơ bản chỉ còn kiểm soát hai địa bàn thì một do Chu Ôn quản lý. Chu Ôn nhận thấy quân nổi dậy ngày càng thất thế thì bắt đầu tìm kiếm thời cơ để đổi phe.

Ước tính vài ngàn quân quân dưới trướng Chu Ôn đầu hàng nhà Đường vào năm 883. Hoàng đế nhà Đường thấy Chu Ôn quy hàng, lại đem theo binh sĩ thì vô cùng vui mừng, phong làm đại tướng quân, ban cho cái tên "Toàn Trung" với kì vọng trung thành, hết lòng vì triều đình. Năm đó, Chu Toàn Trung mới 31 tuổi.

Ưu tiên của nhà Đường lúc này là đánh bại hoàn toàn Hoàng Sào. Do từng phục vụ dưới trướng Hoàng Sào và thông thạo địa bàn, Chu Toàn Trung được giao trọng trách.

Chu Toàn Trung nổi danh là "kẻ phản bội" khi phản lại đồng đội, phản lại triều đình, làm bại hoại gia phong. Ảnh minh họa.

Chu Toàn Trung nổi danh là "kẻ phản bội" khi phản lại đồng đội, phản lại triều đình, làm bại hoại gia phong. Ảnh minh họa.

Mùa xuân năm 884, quân nhà Đường do Chu Toàn Trung thống lĩnh đánh tan quân Hoàng Sào trong trận Hồ Lăng. Hoàng Sào mất mạng trong chiến loạn, nhiều chỉ huy quay sang đầu hàng Chu Toàn Trung.

Kể từ đó, Chu Toàn Trung đã hoàn toàn xóa đi cái danh kẻ phản loạn để trở thành công thần nhà Đường và có vây cánh đáng kể. Nhưng tham vọng của Chu Toàn Trung không dừng lại ở đó.

Lật đổ nhà Đường, lập ra triều đại mới

Trong 10 năm về sau, Chu Toàn Trung tích cực tham gia các cuộc hành quân tiêu diệt thế lực nổi dậy đe dọa nhà Đường. Vào thời điểm này, Chu Toàn Trung liên kết với thừa tướng Thôi Dận. Hoàng đế Đường Chiêu Tông Lý Kiệt nghe theo lời hoạn quan, muốn đưa Thôi Dận rời kinh thành, đi giữ chức ở phương trấn (thị trấn địa phương). Thôi Dận không muốn đi, dùng ảnh hưởng của Chu Toàn Trung để gây sức ép lên quan lại, thuyết phục cho Thôi Dận ở lại trong triều.

Năm 902, tại kinh đô Trường An, các hoạn quan lũng đoạn triều chính lập liên minh với tiết độ sứ Lý Mậu Trinh, chuẩn bị có hành động chống lại thừa tướng Thôi Dận.

Thôi Dận viết thư đề nghị Chu Toàn Trung nhanh chóng đưa quân về hỗ trợ. Các hoạn quan hay tin thì bắt Đường Chiêu Tông cùng gia quyến đưa đến thành Phượng Tường - nơi đóng quân của tiết độ sứ Lý Mậu Trinh.

Sau 2 năm Chu Toàn Trung công phá thành Phượng Tường, tiết độ sứ Lý Mậu Trinh đạt thỏa thuận ngừng chiến, đổi lại giao nộp tất cả các hoạn quan.

Chu Toàn Trung đích thân hộ tống hoàng đế Đường Chiêu Tông trở về Trường An. Sau khi Chu Toàn Trung và Thôi Dận cùng dâng biểu, toàn bộ các thái giám trong cung, bao gồm cả những người không liên quan cũng bị tàn sát. Cấm binh lúc này nằm dưới quyền chỉ huy của Thôi Dận.

Chu Toàn Trung cùng với Thôi Dận lúc này trở thành thế lực không thể kiểm soát trong triều đình. Năm 904, Chu Toàn Trung ép hoàng đế Đường Chiêu Tông dời đô về Lạc Dương.

Chu toàn Trung cuối cùng đối mặt kết cục bị con trai giết chết. Ảnh minh họa.

Chu toàn Trung cuối cùng đối mặt kết cục bị con trai giết chết. Ảnh minh họa.

Chu Toàn Trung nhân cơ hội này loại bỏ các quan lại trung thành với triều Đường, thay thế bằng người do mình nâng đỡ. Mùa xuân năm 904, Chu Toàn Trung dâng biểu lên hoàng đế, buộc tội Thôi Dận làm phản. Quân của Chu Toàn Trung nhanh chóng hạ sát Thôi Dận ngay tại phủ thừa tướng. Hoàng đế bị Chu Toàn Trung cô lập hoàn toàn.

Mùa thu cùng năm, do lo ngại "đêm dài lắm mộng", Chu Toàn Trung hạ lệnh sát hại Đường Chiêu Tông, đổ tội cho người khác, lập hoàng tử Lý Tộ mới 12 tuổi làm hoàng đế, tức Đường Ai Đế.

Một thời gian ngắn sau đó, Chu Toàn Trung cũng hạ sát toàn bộ các hoàng tử của Đường Chiêu Tông. Hoàng gia chỉ còn Đường Ai Đế và mẹ là Hà thái hậu. Các quan lại nhà Đường có xuất thân quý tộc cũng bị Chu Toàn Trung tàn sát.

Ở vùng cực nam, khi nhà Đường chưa cử quan cai trị mới nhậm chức ở Tĩnh Hải quân (Vào thời kỳ Bắc thuộc lần ba ở Việt Nam, nhà Đường lập An Nam đô hộ phủ cai trị Việt Nam. Năm 866, nhà Đường đổi tên An Nam đô hộ phủ thành Tĩnh Hải quân), một hào trưởng địa phương là Khúc Thừa Dụ (người Hải Dương) đã dẫn quân chiếm thành Đại La, tự xưng tiết độ sứ.

Chu Toàn Trung đang mưu cướp ngôi nhà Đường, nhân danh Đường Ai Đế thừa nhận Khúc Thừa Dụ là Tĩnh Hải quân tiết độ sứ. Từ đó, người Việt bắt đầu khôi phục quyền tự chủ.

Sự thao túng của Chu Toàn Trung lên đến đỉnh điểm vào năm 907, khi buộc Đường Ai Đế phải thoái vị, chấm dứt triều đại nhà Đường kéo dài hơn 300 năm. Đường Ai Đế sống thêm được một năm, sang năm 908 thì bị Chu Toàn Trung đầu độc chết.

Chu Toàn Trung lập ra triều đại Hậu Lương. Sử sách Trung Quốc gọi đây là dấu mốc bắt đầu thời kỳ Ngũ đại Thập quốc đầy biến động trong lịch sử Trung Hoa

Cưỡng ép con dâu và kết cục bị con trai giết chết

Chu Toàn Trung không chỉ là người tham lam quyền lực, mà còn nổi tiếng vì sự trụy lạc. Sau khi vợ qua đời, Chu Toàn Trung đã cưỡng ép con dâu, đưa vào cung để thỏa mãn dục vọng cá nhân. Sự việc này không chỉ làm bại hoại gia phong, mà còn làm sâu sắc thêm mâu thuẫn trong gia đình, theo Sohu.

Chu Toàn Trung đặc biệt sủng ái phu nhân của Chu Hữu Văn - hoàng tử lớn tuổi nhất. Mặc dù Chu Hữu Văn không phải là con ruột nhưng là người Chu Toàn Trung dự tính truyền lại ngôi vị.

Mùa hè năm 912, Chu Toàn Trung khi đó 60 tuổi, gặp bạo bệnh. Chu Toàn Trung lệnh cho con trai là Dĩnh vương Chu Hữu Khuê rời kinh đô Lạc Dương, đi giữ chức nơi xa và buộc phải đi ngay.

Chu Hữu Khuê vốn không được phụ hoàng yêu mến, lại nghĩ bản thân sẽ bị giết nên đem quân vào cung hạ sát hoàng đế. Chu Hữu Văn cũng bị giết chết.

Chu Hữu Khuê công khai việc phụ hoàng qua đời, đổ tội hành thích cho Chu Hữu Văn để lấy cớ nối ngôi. Một năm sau, Chu Hữu Khuê bị một người anh em khác là Chu Hữu Trinh lật đổ. Triều đại Hậu Lương thực tế không tồn tại lâu, sụp đổ vào năm 923 dưới tay triều Hậu Đường.

________________________________

Để được làm chủ Trung Nguyên, một hoàng đế Trung Hoa thời Ngũ đại Thập quốc sẵn sàng mượn tay ngoại bang, nhượng vùng Yên Vân Thập lục châu mang ý nghĩa chiến lược. Hoàng đế này là ai và điều gì dẫn đến quyết định nhượng lãnh thổ đầy tranh cãi này. Mời độc giả đón đọc bài kỳ 2 xuất bản 19h ngày 22/9.

XEM THÊM CÁC KỲ
1 2 3Kỳ mới nhất

Nguồn: [Link nguồn]

Con đường tơ lụa bắt đầu hình thành cách đây khoảng 2.200 năm trước dưới thời Hán Vũ Đế Lưu Triệt. Các chính sách của hoàng đế nhà Hán cũng góp phần thúc đẩy giao thương ở con đường tơ lụa trong hàng ngàn năm.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Tổng hợp ([Tên nguồn])
Hoàng đế Trung Hoa thời Ngũ đại thập quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN