Hoàng đế tai tiếng nhất lịch sử Trung Hoa, khiến triều đại sụp đổ chóng vánh
Trong danh sách các hoàng đế yếu kém, tai tiếng nhất lịch sử Trung Hoa, Tùy dạng Đế Dương Quảng luôn chiếm vị trí đặc biệt, bởi ông tính tình kiêu ngạo, hoang dâm vô độ, lại phạm vào nhiều điều cấm kỵ.
Tùy Dạng Đế Dương Quảng được coi là hoàng đế tai tiếng bậc nhất Trung Hoa.
Tùy Dạng Đế (569 - 618), tên thật là Dương Quảng, là hoàng đế thứ hai nhà Tùy trong lịch sử Trung Hoa.
Cha của Dương Quảng, Tùy Văn Đế Dương Kiên, là người lật đổ triều đại Bắc Chu và Nam triều Trần, thống nhất Trung Hoa sau 250 năm kể từ thời nhà Tấn. Trong giai đoạn Nam–Bắc triều, nhà Trần do Trần Bá Tiên ở Chiết Giang thành lập, kiểm soát phía nam Trung Hoa từ năm 557 đến 589.
Trái với người cha được coi là hoàng đế tài giỏi, đem lại thái bình và thịnh vượng cho Trung Hoa, đặt nền móng cho kênh đào Đại Vận Hà nổi tiếng, Dương Quảng lại là người kiêu ngạo, hoang dâm vô độ, sống xa hoa lãng phí.
Dương Quảng được các nhà sử học Trung Quốc đánh giá là mắc nhiều sai lầm, không chăm lo đời sống người dân, phá tan công sức kiến lập triều đại thống nhất Trung Hoa của cha, khiến nhà Tùy diệt vong chỉ sau 38 năm.
Đoạt ngôi thái tử, nghi vấn giết cha
Dưới sự chỉ dẫn của vua cha, Dương Quảng được mô tả là người thông minh hiếu học, được nhiều đại thần coi trọng. Trước mặt cha mẹ, Dương Quảng tỏ ra tiết kiệm và cung kính, được nhiều người xưng tụng là có hiếu đạo.
Tùy Dạng Đế Dương Quảng có nhiều quyết định sai lầm khiến, mang tiếng xấu muôn đời.
Năm 21 tuổi, Dương Quảng được phong làm Nguyên Soái, cùng các tướng lĩnh đem 11 vạn quân chinh phạt Nam triều Trần, tiến vào kinh đô Kế Nghiệp (Dương Châu ngày nay) chỉ sau một năm.
Mặc dù lập chiến công, được vua cha ưu ái, nhưng Dương Quảng biết mình chỉ là con thứ, không phải thái tử kế vị. Theo cuốn Tự trị thông giám của sử gia Tư Mã Quang thời nhà Tống, Dương Quảng lợi dụng việc mẹ là Độc cô hoàng hậu đề cao chế độ độc thê, đem chuyện anh cả Dương Dũng sủng ái thê thiếp nói với mẹ, gây ra mâu thuẫn gia đình.
Trong triều, Dương Quảng đem vàng bạc mua chuộc các đại thần nhằm tạo dựng vây cánh, liên kết với hai đại thần là Vũ Văn Thuật và Trương Hành.
Trương Hành nghĩ kế giúp Dương Quảng chiếm ngôi vị thái tử, còn Vũ Văn Thuật tiến cử Dương Quảng với Thừa tướng Dương Tố, người đang nắm đại quyền trong triều và được ủng hộ.
Khi vua cha có tuổi, anh cả Dương Dũng được giao việc triều chính, nhưng lại không có tài về chính trị, tiêu xài hoang phí, khiến Tùy Văn Đế không hài lòng.
Nhân chuyện Dương Dũng dùng lễ nghĩa sai cách, các đại thần dâng biểu cáo tội lên Văn Đế. Thừa tướng Dương Tố dựng chuyện Dương Dũng muốn làm phản, Độc cô hoàng hậu lại gây sức ép, khiến Tùy Văn Đế phế thái tử làm dân thường, theo Tùy thư, cuốn sách lịch sử biên soạn thời nhà Tùy.
Năm 602, Độc Cô Hoàng hậu qua đời. Tùy Văn Đế sủng ái Tuyên Hoa Phu nhân Trần thị, con gái cựu hoàng đế Nam triều Trần và Dung Hoa Phu nhân Thái thị.
Năm 604, Tùy Văn Đế 64 tuổi, bệnh nặng chỉ ở trong cung, Dương Quảng lo việc triều chính.
Một lần nọ, Dương Quảng vào cung thăm Văn Đế, để mắt tới Tuyên Hoa Phu nhân, người hơn mình 8 tuổi, bèn lên tiếng chọc ghẹo rồi giở trò cưỡng bức.
Tuyên Hoa hoảng sợ, chạy về cung báo với Văn Đế. Văn Đế tức giận, sai người thảo chiếu phế ngôi thái tử của Dương Quảng. Tuy nhiên, Dương Quảng và thừa tướng Dương Tố biết được, liền sai Trương Hành vào cung, ra tay sát hại Tùy Văn Đế. Hai phu nhân sau này trở thành phi tần của Tùy Dạng Đế Dương Quảng, theo nội dung trong cuốn tự trị thông giám.
Các nhà sử học Trung Quốc ngày nay bày tỏ nghi ngờ về việc Dương Quảng lập mưu giết cha, cho rằng đây có thể chỉ là chuyện triều đại sau này thêu dệt làm tăng thêm tiếng xấu của Tùy Dạng Đế. Tuy vậy, việc Dương Quảng giết cha đã được nhiều người coi là sự thật mặc định trong lịch sử Trung Hoa.
Hoàng đế tàn bạo, người dân lầm than
Ngày 21.8.604, Dương Quảng lên ngôi hoàng đế, lấy hiệu là Tùy Dạng Đế. Ông ép anh cả Dương Dũng treo cổ tự tử, thanh trừng hai em trai là Thục Vương Dương Tú và Hán Vương Dương Lượng.
Dương Quảng tàn bạo, ăn chơi vô độ khiến triều Tùy sụp đổ chống vánh.
Trong thời gian tại vị, Tùy Dạng Đế mắc sai lầm khi không quan tâm đến đời sống của người dân, lệnh dời đô từ Trường An về Lạc Dương, lại liên tục cho xây kênh đào, khiến dân phu chết quá nửa. Sử sách Trung Quốc mô tả giai đoạn này bằng cụm từ “thiên hạ chết bởi lao dịch”.
Với tích cách kiêu ngạo, Tùy Dạng Đế đã 3 lần đem quân chinh phạt Cao Câu Ly, chỉ vì vua nước này không đến diện kiến. Cao Câu Ly là vương quốc của người Triều Tiên ở phía bắc bán đảo Triều Tiên và Mãn Châu.
Năm 611, Tùy Dạng Đế xuống chiếu thảo phạt Cao Câu Ly, chuẩn bị 300 thuyền chiến lớn, chiêu mộ tới 3 vạn cung thủ, lệnh cho dân ở Hà Nam, Hà Bắc làm phu đi theo đoàn quân. Quân chinh phạt bị thúc ép hành quân thần tốc, đi ngày đêm không nghỉ, khiến nhiều người chết dọc đường.
Dạng đế lại bắt ép các hộ dân phải cống lương thực cho quân đội theo đầu người, còn quan lại thì lại nhân cơ hội vơ vét cho đầy túi riêng. Nhân dân phải chịu sưu cao thuế nặng của triều đình, tình cảnh ngày một bi đát. Một số người bỏ đi làm cướp. Lòng dân ngày một oán hận.
Tùy thư chép rằng quân Tùy có tới 1 triệu người (các sử gia ngày nay ước tính vào khoảng 60 vạn), tiến đánh Cao Câu Ly ba lần chỉ trong vòng 2 năm, mục tiêu hạ thành Bình Nhưỡng không đạt được, thương vong tổng cộng lên tới hơn 300.000 người.
Kể từ cuộc chinh phạt Cao Câu Ly thất bại, khắp miền bắc Trung Quốc, các cuộc khởi nghĩa nổ ra liên tiếp. Nổi lên trong số này là Lý Uyên, tướng cũ của nhà Tùy, chiếm thành Trường An, dựng Dương Hựu, một người con của Tùy Dạng Đế, làm hoàng đế bù nhìn.
Năm 616, hai năm trước khi qua đời, bất chấp đất nước bất ổn, Tùy Dạng Đế tuần du Giang Đô (nay là Dương Châu) và ở luôn tại đó. Ông bỏ bê chuyện triều chính, bất cứ ai nhắc đến quân phản loạn đều bị giáng chức, ngày ngày chỉ ăn chơi hưởng lạc.
Sang năm 618, lương thực ở Giang Đô ngày một cạn, các binh sĩ cấm vệ quân tinh nhuệ hầu hết đều nhớ nhà, muốn trở về, bèn họp nhau làm phản. Thủ lĩnh cấm vệ quân Vũ Văn Hóa Cập là người dẫn đầu phe phản loạn, kể tội Dạng Đế "bỏ bê tôn miếu, tuần du liên miên, bên ngoài loạn lạc, bên trong dâm loạn, người dân chết vì binh đao, đàn bà bị làm nhục, bốn phương ly tán, đạo tặc khắp nơi, chỉ nghe nịnh thần, bỏ bê trung lương”, rồi ép Dạng Đế thắt cổ tự vẫn.
Hầu hết các thành viên trong hoàng tộc nhà Tùy, bao gồm cả quan lại đều bị giết.
Tháng 3 năm 618, hay tin Tùy Dạng Đế bị hại, Đường Cao Tổ Lý Uyên tuyên bố thành lập triều đại nhà Đường, cùng con trai Lý Thế Dân đem quân dẹp phản loạn, mở ra giai đoạn lịch sử mới.
Nguồn: [Link nguồn]
Năm 1274, cái chết của hoàng đế Trung Hoa Tống Độ Tông, sau một đêm hưởng lạc với 30 mỹ nữ, phớt lờ chuyện triều...