Hồ sơ Panama: Triều Tiên lách cấm vận ra sao?

Sự kiện: Hồ sơ Panama

Vụ việc rò rỉ thông tin mang tên “Hồ sơ Panama” đã cho thấy một góc nhìn về cách thức Triều Tiên lách lệnh cấm vận giữa thời điểm căng thẳng hiện nay.

hồ sơ panama  triều tiên lách cấm vận thế nào  kim jong un  hồ sơ panama về triều tiên  tin tức triều tiên 2016  tin triều tiên mới nhất  triều tiên

Công ty Mossack Fonseca có trụ sở ở Panama là nơi tiết lộ thông tin động trời liên quan tới việc tham nhũng và quỹ đen của hàng loạt lãnh đạo quốc gia.

Theo tài liệu rò rỉ, Mossack Fonseca, công ty có trụ sở ở Panama đã hợp tác với một công ty mang tên DCB Finance Limited ở Bình Nhưỡng. Công ty này được doanh nhân người Anh Nigel Cowie điều hành. Mặc dù Triều Tiên là một khu vực rất mạo hiểm để đầu tư tuy nhiên những công ty ma và các mạng lưới tài chính khác vẫn có cách để lách cấm vận kinh tế. Nhiều cáo buộc cho rằng công ty DCB được dùng để mua bán vũ khí trái phép.

Nigel Cowei không biết rằng công ty mình dựng lên chỉ là bình phong để dùng vào mục đích mua bán vũ khí trái phép. Ban đầu, Nigel muốn đầu tư vào một quốc gia có nhiều tiềm năng kinh tế với các mỏ khoáng sản dồi dào và công nhân kỉ luật cao. Tuy nhiên, tất cả chỉ là vỏ bọc cho hoạt động ngầm phía sau.

Nigel làm ăn với Triều Tiên trước năm 2004 khi lệnh cấm vận áp đặt. Thời điểm đó, ngân hàng Nigel lập nên có thể dùng để hỗ trợ vốn vay xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển ngành tài chính, thuê nhân công Triều Tiên. Mở cửa các doanh nghiệp thương mại quốc tế ở Triều Tiên là điều rất khó khăn khi lệnh cấm vận có hiệu lực.

Năm 2000, trước vụ khủng bố 11.9 và khái niệm “Trục ma quỷ” được Mỹ đề xuất, Triều Tiên vẫn đứng trước cơ hội để phát triển rất lớn. Sau nạn đói năm 1990, Nigel Cowei nói rằng Ngoại trưởng Mỹ Madeline Albright từng phát biểu sau chuyến thăm Triều Tiên: “Mọi người đang nỗ lực để Triều Tiên phát triển. Cánh cửa đầu tư đang mở ra và hy vọng Triều Tiên sẽ không đóng nó lại”.

Hồ sơ Panama: Triều Tiên lách cấm vận ra sao? - 2

Triều Tiên vẫn sống khỏe dù bị lệnh cấm vận bủa vây.

Tuy nhiên đáng buồn là quan hệ giữa Triều Tiên và Mỹ sau đó xuống dốc không phanh do lãnh đạo Bình Nhưỡng tin rằng chỉ có vũ khí hạt nhân mới đảm bảo sự sống còn cho đất nước. Chính điều này khiến lệnh trừng phạt kinh tế càng thêm nặng nề. Đầu tháng 3.2016, LHQ thông qua nghị quyết trừng phạt Triều Tiên mạnh tay hơn nữa tuy nhiên tham vọng phát triển chương trình hạt nhân của nước này vẫn không có dấu hiệu ngừng lại.

Những người chịu ảnh hưởng nhiều nhất là dân thường Triều Tiên không có được nhu yếu phẩm cần thiết cho cuộc sống thường ngày. Với giới chức quân sự hoặc thượng lưu Triều Tiên, họ vẫn kiếm được tiền nhờ những kênh tài chính ngầm với Trung Quốc ở biên giới. Kim Jong-un và giới chức cấp cao sẽ không bị ảnh hưởng nhiều bởi lệnh trừng phạt của LHQ, viết.

Lệnh trừng phạt cũng khiến những hoạt động cứu trợ nhân đạo gặp nhiều khó khăn. Tỉ lệ suy dinh dưỡng ở Triều Tiên đang ở mức cao kỉ lục, tăng 30% so với năm 2015 và các bệnh truyền nhiễm lây lan ngày càng rộng. Tổ chức phi chính phủ Welthungerhilfe cho biết việc cứu nạn ở Triều Tiên hiện nay cực kì khó khăn vì họ không được phép mang quá nhiều tiền tới Bình Nhưỡng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quang Minh - Diplomat ([Tên nguồn])
Hồ sơ Panama Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN