Hình ảnh "tổn thương" chưa từng thấy của tiêm kích 100 triệu USD trên tàu sân bay Mỹ

Sự kiện: Vũ khí quân sự

Tiêm kích tàng hình F-35C gần đây thu hút sự quan tâm đặc biệt khi mẫu chiến đấu cơ tối tân này có dấu hiệu bị hao mòn đáng kể trong chuyến ra khơi dài ngày đầu tiên.

Những chiếc F-35C bị hao mòn đáng kể trong chuyến ra biển dài ngày đầu tiên.

Những chiếc F-35C bị hao mòn đáng kể trong chuyến ra biển dài ngày đầu tiên.

Hình ảnh do báo Mỹ The Drive đăng tải, cho thấy những chiếc F-35C trên tàu sân bay USS Carl Vinson bị hao mòn, gỉ sét đáng kể trên khắp phần khung thân. Hình ảnh được cơ quan dịch vụ báo chí thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ cung cấp, khi tàu USS Carl Vinson đang thực hiện nhiệm vụ ở vùng biển Philippines gần Biển Đông.

Những chiếc F-35C trong ảnh xuất hiện với các vệt màu nâu đỏ loang lổ trên phần thân giữa, cánh và bề mặt đuôi. Việc chiến đấu cơ bị gỉ sét khi trong các chuyến đi biển dài ngày không phải là điều mới, nhưng đây là các tiêm kích tàng hình tối tân nhất của hải quân Mỹ.

Tiêm kích F-35C là mẫu chiến đấu cơ tàng hình mới nhất của hải quân Mỹ.

Tiêm kích F-35C là mẫu chiến đấu cơ tàng hình mới nhất của hải quân Mỹ.

Theo báo Mỹ, gỉ sét chỉ ảnh hưởng đến lớp phủ kim loại bên ngoài của những chiếc F-35C, không ăn sâu vào phần khung thân.

Lớp phủ bên ngoài của chiếc F-35C có chứa sắt. Đây là thành phần hấp thụ radar từ thời kỳ sơ khai của công nghệ máy bay tàng hình.

Dù vậy, lớp gỉ sét bên ngoài được đánh giá là tương đối đáng kể, khi những chiếc F-35C mới chỉ lênh đênh trên biển khoảng 6 tháng. Nhưng nhiều khả năng gỉ sét không gây ảnh hưởng đến khả năng tàng hình của máy bay.

Lớp gỉ sét xuất hiện trên khắp khung thân máy bay.

Lớp gỉ sét xuất hiện trên khắp khung thân máy bay.

Theo báo Mỹ, các tiêm kích F-35, F-22 và oanh tạc cơ tàng hình B-2 đều được theo dõi đặc biệt. Các máy bay không đạt chuẩn để vận hành sẽ được đưa về xưởng sửa chữa và bảo dưỡng. Các yếu tố như độ ẩm, nhiệt độ có thể đẩy nhanh sự xuống cấp của các mẫu chiến đấu cơ này.

Báo Mỹ nhận định, hiện tượng gỉ sét trên những chiếc F-35C là một trong những dấu hiệu đáng để lưu tâm, khi đánh giá khả năng chiến đấu của những chiếc tiêm kích tàng hình thế hệ 5 hoạt động trên biển dài ngày.

Gần đây, một chiếc F-35C đã rơi từ tàu sân bay USS Carl Vinson xuống biển.

Gần đây, một chiếc F-35C đã rơi từ tàu sân bay USS Carl Vinson xuống biển.

Từ chuyến đi biển dài ngày này, hải quân Mỹ sẽ học cách vận hành và bảo dưỡng để những chiếc F-35C có thể là "xương sống" trên tàu sân bay trong tương lai. Mẫu chiến đấu cơ chủ lực trên các tàu sân bay Mỹ hiện nay vẫn là Boeing F/A-18 Super Hornet.

Thách thức lớn ngăn Mỹ vớt xác tiêm kích 100 triệu USD ở Biển Đông

Hoạt động vớt xác tiêm kích tàng hình F-35C của Mỹ rơi ở Biển Đông sẽ rất khó khăn, mức độ hư hại của máy bay,...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - The Drive ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN