Hết "tuần trăng mật", Đức cho TQ nếm "trái đắng"?

Sau nhiều năm định hình hình chiến lược quan hệ với châu Á xoay quanh Trung Quốc, Đức đã có động thái mới, được giới quan sát đánh là giá là táo bạo khi quyết định tham gia “câu lạc bộ” Ấn Độ - Thái Bình Dương, hợp tác sâu rộng hơn với Nhật Bản, Hàn Quốc và không tiếp tục đề cao quan hệ với Bắc Kinh, Nikkei Asian Review đưa tin.

Thủ tướng Đức Angela Merkel và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong một cuộc gặp (ảnh: CNN)

Thủ tướng Đức Angela Merkel và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong một cuộc gặp (ảnh: CNN)

Chính phủ Đức mới đây đã ban hành chính sách mới dài 40 trang, nêu rõ kế hoạch của nước này đối với khu vực châu Á thời gian tới sẽ là nỗ lực thúc đẩy chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương và “góp phần định hình trật tự khu vực”.

Trong chiến lược quan hệ Ấn Độ - Thái Bình Dương mới, Đức tìm đến cách tiếp cận cứng rắn hơn với Trung Quốc. Đức chỉ trích việc Trung Quốc cho các nước tham gia sáng kiến Vành đai Con đường vay tiền rồi khiến họ “ngập đầu” trong các khoản nợ khổng lồ.

Đức cũng bày tỏ lo ngại về cách xử lý của Bắc Kinh trong các vấn đề Hong Kong và Tân Cương. Trong nội bộ chính phủ Đức, những ý kiến phản đối các chính sách đề cao ngoại giao với Trung Quốc đang chiếm ưu thế, theo Nikkei Asian Review.

Patrick Koellner – chuyên gia tại Viện nghiên cứu Khu vực và Toàn cầu của Đức – cho rằng, Đức và châu Âu đang thay đổi chiến lược và “tỉnh táo” hơn đối với Trung Quốc.

Sự thay đổi trong chiến lược quan hệ với châu Á của Đức diễn ra trong bối cảnh phương Tây đang nâng cao cảnh giác với Trung Quốc.

Mỹ – đồng minh truyền thống của châu Âu – cũng đang trong quan hệ căng thẳng với Bắc Kinh khi Tổng thống Donald Trump có hàng loạt chỉ trích Trung Quốc trong nhiều vấn đề như dịch Covid-19, Đài Loan, Hong Kong.

Nhiều năm gần đây, Đức luôn coi Trung Quốc là trọng tâm trong chiến lược quan hệ với châu Á của nước này. Quan hệ kinh tế với Trung Quốc chiếm 1/2 tổng giá trị thương mại của Đức ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.

Với kế hoạch mới, Đức sẽ không còn coi trọng mối quan hệ với Trung Quốc như trước, theo Nikkei Asian Review (ảnh: Reuters)

Với kế hoạch mới, Đức sẽ không còn coi trọng mối quan hệ với Trung Quốc như trước, theo Nikkei Asian Review (ảnh: Reuters)

“Đức muốn giúp định hình trật tự thế giới theo luật pháp và các nguyên tắc quốc tế chứ không phải dựa trên quy tắc của kẻ mạnh”, Heiko Maas – Ngoại trưởng Đức – phát biểu.

Theo Nikkei Asian Review, các công ty của Đức ở Trung Quốc đã nhiều lần báo cáo về việc bị “cưỡng ép” chuyển giao công nghệ. Nhiều chuyên gia đã cảnh báo về việc Đức nói riêng và châu Âu nói chung đang trở nên quá phụ thuộc vào Bắc Kinh về kinh tế, thương mại.

Theo Nikkei Asian Review, với kế hoạch mới, thái độ của Đức với Trung Quốc sẽ giống một số nước đồng minh như Pháp, Úc, Nhật Bản. Đức dự kiến sẽ hợp tác với Pháp để xây dựng chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương cho toàn Liên minh châu Âu (EU).

Pháp và Anh gần đây cũng bắt đầu nghi ngờ và có biện pháp ngăn chặn Tập đoàn Huawei của Trung Quốc tham gia dự án phát triển mạng 5G.

TQ: Kết quả nghiên cứu khả năng tồn tại của Covid-19 trên cá hồi, nguy cơ thành nguồn lây quốc tế

Nhóm nghiên cứu Trung Quốc đã phát hiện khả năng tồn tại lâu đáng kinh ngạc của Covid-19 trên cá hồi đông lạnh, làm dấy...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vương Nam - Nikkei Asian Review ([Tên nguồn])
Tin tức Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN