Hết thời khoe giàu ở Trung Quốc?
Một blogger mảng khách sạn với 28 triệu người theo dõi trên mạng xã hội Douyin - phiên bản Trung Quốc của TikTok - đã phải xóa hàng loạt video "sang chảnh" sau khi bị truyền thông nhà nước điểm danh.
Theo báo The New York Times, một trong số video có các cảnh anh này tắm hơi trong nhà tắm tráng lệ của phòng tổng thống thuộc một khách sạn ở TP Thành Đô, ngồi xếp bằng trên giường ăn tôm hùm, trả phòng với hóa đơn 108.876 nhân dân tệ (hơn 17.000 USD)…
"Chỉ ngủ thôi đã tốn chi phí bằng cả đống iPhone rồi" - blogger có tên gọi dịch nôm na là "Ăn cho Bắc Kinh phá sản" cười nói.
Giới chức Trung Quốc đang tuyên chiến với các nội dung "khoe giàu" trên mạng, giữa lúc Chủ tịch Tập Cận Bình kêu gọi chống lại tình trạng bất bình đẳng.
Song song với việc siết quản lý các đại gia công nghệ trong nước, cơ quan chức năng ra lệnh cho các nền tảng truyền thông xóa những video cực kỳ ăn khách nhưng có nội dung "truyền bá những giá trị xấu" như đào sâu khoảng cách giàu nghèo… Bất bình đẳng ở Trung Quốc hiện rất lớn, với 1% dân số nắm giữ 31% tổng tài sản quốc gia, theo Viện Nghiên cứu Credit Suisse.
Blogger “Ăn cho Bắc Kinh phá sản” khoe cảnh ăn tôm hùm trong khách sạn sang chảnh. Ảnh: THE NEW YORK TIMES
Vẫn chưa có định nghĩa rõ ràng thế nào là khoe giàu dù các quan chức Trung Quốc chỉ ra một số ví dụ cụ thể, như khoe khoang biên nhận hay đặt thức ăn ê hề.
"Tiêu chuẩn đánh giá nằm ở tác động của video đó. Nó truyền cảm hứng cho người ta sống lành mạnh, có mục đích và lao động hăng say hay nó khiến người ta sa lầy vào những dục vọng tầm thường" - ông Zhang Yongjun, quan chức cấp cao của cơ quan quản lý không gian mạng Trung Quốc, giải thích.
Douyin cho biết đã khóa khoảng 4.000 tài khoản chỉ trong vòng 2 tháng trong năm nay, bao gồm những video "rải nhân dân tệ". Xiaohongshu - một ứng dụng Trung Quốc tương tự Instagram - thậm chí còn mời người dùng làm video phản đối tình trạng "khoe của".
Một chủ nhà nghỉ ở Đô Giang Yển, một thành phố nhỏ của tỉnh Tứ Xuyên, hưởng ứng bằng cách chia sẻ video chồng mình làm vườn, gói hoành thánh trong khi cô kể lại cách họ tự đóng đồ gỗ và trồng rau. Cô Yi Yang, 35 tuổi, gọi đó là "giàu có đích thực".
Với nhiều người khác, đích nhắm chỉ trích là nạn khoe khoang chứ không phải bản thân của cải. Cô Jassie Chen, một giảng viên đại học 38 tuổi ở Bắc Kinh, nói rõ chuyện người này giàu có còn người kia nghèo khó là điều bình thường trong xã hội. Cô chỉ khó chịu với những kẻ chụp ảnh khoe xe sang, túi hàng hiệu nhưng thực ra lại không sở hữu chúng.
Với Trung Quốc, văn hoá đại chúng, hâm mộ người nổi tiếng quá mức là vấn đề vô cùng lớn ảnh hưởng tới ý thức...
Nguồn: [Link nguồn]