Hết hạn chót "tối hậu thư" cho phe đảo chính ở Niger, vì sao khối Tây Phi chưa động tĩnh?

Khối Tây Phi, vốn có phản ứng "rắn" với cuộc đảo chính ở Niger, giờ đây dường như bị chia rẽ.

Lực lượng có vũ trang của khối ECOWAS ở Gambia. Ảnh: Reuters

Lực lượng có vũ trang của khối ECOWAS ở Gambia. Ảnh: Reuters

Mọi ánh mắt đang đổ dồn vào động thái tiếp theo của các lãnh đạo khối Cộng đồng Kinh tế Các quốc gia Tây Phi (ECOWAS), những người tuyên bố sẽ can thiệp quân sự vào Niger nếu chính quyền quân sự không trả tự do và khôi phục chức vụ cho Tổng thống bị lật đổ Mohamed Bazoum. 

Hạn chót "tối hậu thư" của khối ECOWAS với phe đảo chính ở Niger là ngày 6/8. Tối muộn cùng ngày, không có dấu hiệu can thiệp quân sự nào ở Niger. 

Trong khi một số nhà quan sát cho rằng lập trường cứng rắn của ECOWAS được thúc đẩy bởi các đồng minh phương Tây, trong đó có Mỹ và Pháp, các động thái của khối này phản ánh cách tiếp cận khác của Tổng thống Nigeria Bola Tinubu - chủ tịch mới của ECOWAS. 

Theo một số nhà phân tích, cách tiếp cận của ông Tinubu được cho là phản ánh nỗi lo của đa số lãnh đạo các quốc gia thành viên trong khối khi họ không muốn quân đội nước mình có động thái tương tự như ở Niger. 

"Các cuộc đảo chính hiếm khi được thực hiện đơn lẻ, đặc biệt là khi có các thể chế, cấu trúc và trải nghiệm tương tự ở các nước láng giềng", Afolabi Adekaiyaoja, một nhà phân tích chính trị ở Nigeria, nói. 

"Quân đội trong khu vực trao đổi thông tin tình báo với nhau nên các chính quyền dân chủ có lý do để lo lắng về khả năng quân đội của họ có động thái tương tự", ông Adekaiyaoja phân tích thêm. 

Theo Al Jazeera, phản ứng ban đầu của ECOWAS với cuộc binh biến ở Niger còn cho thấy rạn nứt bất thường trong liên minh của khối có 15 thành viên. 

Khi nguy cơ về một cuộc chiến tranh trong khu vực ngày càng rõ rệt, các quốc gia đã quyết định phe mà họ ủng hộ: Một bên là các nền kinh tế ven biển phát triển hơn và một bên là các quốc gia không giáp biển có chính quyền quân sự lãnh đạo. 

Các nước láng giềng phía tây của Niger thể hiện sự ủng hộ với chính quyền quân sự Niger do tướng Abdourahmane Tchiani lãnh đạo. 

Các chính phủ quân sự ở Mali và Burkina Faso tuyên bố rằng một cuộc can thiệp quân sự vào Niger là thay lời tuyên chiến với 2 nước này và sẽ bị đáp trả bằng vũ lực. Guinea, một quốc gia ở Tây Phi, cũng ủng hộ chính quyền quân sự ở Niger. 

3 quốc gia trên cùng với Niger đã bị đình chỉ khỏi ECOWAS và tạo thành một phần của vành đai các quốc gia do chính quyền quân sự lãnh đạo trải dài từ Guinea (phía tây) đến Sudan (phía đông). 

Trong khi đó, các quốc gia ven biển phát triển hơn, dẫn đầu là Nigeria, cũng đang đoàn kết lại khi xuất hiện xu hướng an ninh đáng báo động từ các nước láng giềng phía bắc, đe dọa sự ổn định của họ. 

Trong những năm gần đây, các quốc gia vịnh Guinea đã hứng chịu một số vụ tấn công ở các địa điểm giáp ranh với Mali và Burkina Faso, điều mà trước đây không xảy ra.

Tây Phi hoàn tất kế hoạch đưa quân vào Niger

Lãnh đạo quốc phòng của các quốc gia Tây Phi đã hoàn tất kế hoạch can thiệp vào Niger và thúc giục quân đội chuẩn bị sẵn sàng nguồn lực, sau khi tiến trình đàm phán với...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Thái - Al Jazeera ([Tên nguồn])
Thời sự thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN