Hệ thống Vòm Sắt của Israel:"Bảo bối phòng không" hay "cỗ máy gây ung thư"?

Báo Con Mắt Trung Đông ngày 18/5 có bài viết giải thích chi tiết các vấn đề về hệ thống chống tên lửa Vòm Sắt của quân đội Israel.

Hệ thống Iron Dome phóng tên lửa đánh chặn các quả đạn rocket không điều khiển của lực lượng Hamas ở Dải Gaza.

Hệ thống Iron Dome phóng tên lửa đánh chặn các quả đạn rocket không điều khiển của lực lượng HamasDải Gaza.

Hệ thống tên lửa phòng thủ Vòm Sắt (Iron Dome) của Tel Aviv hoạt động như thế nào? Tỷ lệ thành công của nó là bao nhiêu? Hãy cũng xem giải thích cặn kẽ của báo Con Mắt Trung Đông.

Hệ thống chống tên lửa Vòm Sắt của Israel đã là đối tượng được các phương tiện truyền thông phương Tây ca ngợi trong tuần qua, khi quân đội Israel bắn phá Gaza và sử dụng hệ thống này để bắn hạ tên lửa do các nhóm vũ trang Palestine bắn vào lãnh thổ Israel.

Kể từ khi cuộc xung đột bắt đầu vào tuần trước, các nhóm vũ trang Palestine đã bắn ít nhất 2.800 quả rocket vào lãnh thổ của Israel, tính cho tới thời điểm được công bố ngày 17/5.

Đây là những hệ thống rocket tấn công đơn giản của Hamas và phần lớn trong số chúng không có hệ thống điều khiển – dẫn đường. Đáng chú ý, nhiều tên lửa loại này cũng đã không bị chặn bởi hệ thống Iron Dome khi được bắn tới ở những khu vực trống trải cách xa các công trình đô thị.

Một tổ hợp tên lửa phòng không tầm gần Iron Dome.

Một tổ hợp tên lửa phòng không tầm gần Iron Dome.

Tuy nhiên, những tên lửa thô sơ của Hamas đã gây ra thương vong, trong đó Israel báo cáo cho đến nay đã có 10 người chết trong cuộc xung đột. Ngoại trừ một binh sĩ thiệt mạng do trúng tên lửa chống tăng gần biên giới của Israel với Gaza, tất cả các trường hợp tử vong được cho là do tên lửa thô sơ của Hamsas gây ra.

Những người ủng hộ hệ thống chống tên lửa Iron Dome của Israel nói rằng nếu không có nó, số người chết của Israel sẽ cao hơn nhiều.

Dưới đây, chúng ta hãy xem cách hoạt động của hệ thống Iron Dome và trả lời một số câu hỏi về hệ thống phòng thủ trên không chính của quân đội Israel.

Iron Dome hoạt động như thế nào?

Nguyên lý hoạt động của hệ thống đánh chặn Iron Dome được Israel dùng để chống lại các tên lửa thô sơ của Hamas từ Dải Gaza.

Nguyên lý hoạt động của hệ thống đánh chặn Iron Dome được Israel dùng để chống lại các tên lửa thô sơ của Hamas từ Dải Gaza.

Iron Dome là một hệ thống phòng thủ chống tên lửa hoạt động bằng cách sử dụng công nghệ radar và chống tên lửa.

Để tóm tắt quá trình đánh chặn, radar sẽ liên tục quét và thu nhận một hoặc nhiều vật thể đang bay tới, chẳng hạn như tên lửa, máy bay chiến đấu có người lái và không người lái... Các thông tin này được xử lý và cung cấp cho một khẩu đội tên lửa, sử dụng thông tin về tốc độ và quỹ đạo đường bay của vật thể để phát hiện và phóng tên lửa đánh chặn nó bằng cách kích nổ đầu đạn gần đối tượng đang bay đến, do đó phá hủy nó.

Các biến số khác, chẳng hạn như điều kiện khí quyển và kiểu thời tiết, cũng được tính đến trước khi tên lửa được phóng đi.

Theo nghĩa đó, Iron Dome tương tự như các hệ thống chống tên lửa khác, chẳng hạn như hệ thống Patriot do Mỹ sản xuất và S-400 do Nga sản xuất. Chúng khác nhau về phạm vi và loại đối tượng mà chúng có thể bắn hạ.

Trong khi Vòm Sắt có thể phát hiện các mối đe dọa sắp tới ở cách xa từ 4 đến 70 km, thì S-400 do người Nga chế tạo có tầm bắn lên tới 400 km nhưng tầm bắn xuất phát của nó cao hơn nhiều, ở mức 40 km.

Vì vậy, Iron Dome chuyên dùng cho các mối đe dọa tầm gần hơn trên đất liền và trên biển.

Ai đã tạo ra Iron Dome?

Hệ thống chống tên lửa Iron Dome được phát triển bởi nhà sản xuất vũ khí Rafael của Israel, công ty này tiếp thị sản phẩm Iron Dome của mình như một "cỗ máy đánh chặn hiệu quả về chi phí với khả năng hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết".

Rafael là một trong những nhà sản xuất vũ khí hàng đầu của Israel và hợp tác chặt chẽ với Bộ Quốc phòng Israel, nơi chuyên sản xuất các hệ thống quân sự khác, chẳng hạn như công cụ theo dõi và vũ khí chống tăng.

Trong khi Iron Dome được phát triển ở Israel, Mỹ vẫn là nước ủng hộ chính cho chương trình chế tạo hệ thống vũ khí này của người Do Thái. Năm 2011, cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama đã cung cấp cho Israel hơn 200 triệu USD để sản xuất hệ thống vũ khí đánh chặn phòng không này.

Tỷ lệ đánh chặn của Iron Dome là bao nhiêu?

Israel tuyên bố tỷ lệ đánh chặn đối với Iron Dome là khoảng 90%, trong khi một số chuyên gia đưa ra con số gần 80%. Nếu chúng ta lấy 2.800 tên lửa nói trên làm tham chiếu, điều đó có nghĩa là có tới 560 tên lửa vẫn không bị ngăn chặn,.

Tại thời điểm này, chất lượng của tên lửa và độ chính xác của việc nhắm mục tiêu, cũng như tốc độ bay của các quả đạn trở thành các yếu tố quan trọng.

Vì nhiều tên lửa bắn từ Gaza không có hệ thống điều khiển hiện đại nên hầu hết đều gây ra thiệt hại ở mức tối thiểu, nhưng như những người Israel từng xác nhận,đó không phải là trường hợp phổ biến.

Tuy nhiên, không phải tất cả các nhà nghiên cứu đều tin rằng Israel đang công khai dữ liệu của mình về thành công của hệ thống Iron Dome trong chiến đấu.

Sau Chiến tranh Gaza năm 2014, nhà khoa học Theodore Postol của Viện công nghệ Massachusetts (Massachusetts Institute of Technology /MIT) cho rằng, tỷ lệ đánh chặn thành công thực tế đối với Iron Dome có thể thấp tới 5%.

Chuyên gia Postol khi ấy giải thích rằng, trong hầu hết các trường hợp được cho là đánh chặn thành công, tên lửa Tamir của hệ thống Iron Dome đã tác động đến các vật thể bay tới nhưng không phá hủy hết trọng tải (lượng thuốc nổ) mà chúng mang theo.

Thay vào đó, giới chuyên gia quân sự đã ghi nhận rằng, chính các hệ thống cảnh báo tiên tiến giúp đã người Israel tránh xa đường bay và sát thương của các tên lửa.

Việc vận hành Iron Dome có đi kèm với rủi ro?

Các cựu binh sĩ Israel đã khởi kiện một vụ kiện tập thể chống lại Bộ Quốc phòng Israel vào tháng 4 năm 2021 khi tuyên bố rằng họ bị ung thư vì đã có thời gian tham gia nhiệm vụ vận hành hệ thống Iron Dome.

Các binh sĩ đã đặt biệt danh cho hệ thống này là “máy nướng bánh mì” và so sánh mức độ phơi nhiễm bức xạ với các radar của hệ thống với mức độ được tìm thấy trong lò vi sóng.

Jonathan Haimovich, một cựu điều hành viên của hệ thống Iron Dome cho biết: "Khi bạn ở gần một radar, bạn thực sự cảm thấy cơ thể mình sôi lên từ trong ra ngoài ... nếu bạn cố gắng tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra với thực phẩm khi cho vào lò vi sóng, nó là như vậy. Bạn sẽ cảm thấy sức nóng đến từng đợt ”.

Ít nhất 10 binh sĩ ở độ tuổi 20 và 30 đổ lỗi cho việc bị mắc ung thư của họ là do hậu quả của việc vận hành hệ thống Iron Dome trong đơn vị chiến đấu của họ.

Tuy nhiên, các quan chức Israel bác bỏ bất kỳ mối liên hệ nào giữa hệ thống và các trường hợp mắc ung thư trong các quân nhân.

Có nước nào khác vận hành Iron Dome?

Một số đồng minh mới của Israel ở Trung Đông và bên ngoài khu vực đang quan tâm đến việc kết hợp Iron Dome vào mạng lưới phòng không của riêng họ.

Washington đã mua một số lượng hạn chế các hệ thống để sử dụng trong nước Mỹ và Azerbaijan đã công bố ý định mua hệ thống này vào năm 2016 và một lần nữa vào năm 2021 - nhưng không rõ liệu có thực sự diễn ra bất kỳ cuộc chuyển giao vũ khí nào hay không.

Chính quyền Baku gần đây đã tham gia vào một cuộc xung đột với Armenia về khu vực Nagorno-Karabakh, trong đó vũ khí của Israel đã được sử dụng.

Vào năm 2017, báo Con Mắt Trung Đông đã đưa tin rằng Các tiểu vương quốc A rập Thống nhất (UAE) đang xem xét việc mua hệ thống này sau khi họ thu hút được sự quan tâm của các quan chức Emirati vì việc triển khai này có thể chống lại các cuộc tấn công bằng tên lửa từ Gaza.

“Tôi muốn biết nó đã hoạt động như thế nào ở Gaza gần đây. Tôi đã đọc bình luận của báo chí về hiệu suất của nó nhưng muốn nghe cụ thể hơn ", đại sứ UAE tại Mỹ, Yousef al-Otaiba, cho biết trong một email bị rò rỉ, đề cập đến hệ thống chống tên lửa Iron Dome của người Do Thái.

Nguồn: [Link nguồn]

Vấn đề với lá chắn tên lửa Vòm Sắt của Israel trước vũ khí thô sơ của Hamas

Những gì thực sự đang diễn ra là một cuộc đấu tranh giữa các lực lượng sở hữu công nghệ rất cao và công nghệ rất...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Bình Nguyên ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN