Hé lộ súng trường bắn dưới nước của người nhái biệt kích Trung Quốc

Đoạn video do Nhân dân Nhật báo đăng tải gần đây cho thấy cảnh biệt kích Giao Long (rồng biển) của Trung Quốc tập trận dưới nước, sử dụng vũ khí chuyên dụng.

Theo Mạng lưới Truyền hình Toàn cầu Trung Quốc (CGTN), biệt kích người nhái Giao Long đóng quân tại căn cứ Tam Á trên đảo Hải Nam.

Ngoài tác chiến dưới nước, biệt kích Giao Long còn đảm nhận các nhiệm vụ mở rộng khác như xâm nhập vùng ven biển, tuần tra rừng rậm, tác chiến chống khủng bố trong môi trường đô thị.

Chiến đấu dưới nước là một phần không thể thiếu của lực lượng biệt kích, nhưng chỉ một số ít quốc gia trên thế giới trang bị vũ khí chuyên dụng, dùng để khai hỏa ở dưới nước.

Biệt kích Trung Quốc cầm trên tay súng trường QBS-06.

Biệt kích Trung Quốc cầm trên tay súng trường QBS-06.

Loại vũ khí này đáp ứng tốt vai trò của lực lượng biệt kích, tiếp cận rất gần mục tiêu để bù đắp cho tầm khai hỏa hạn chế.

Một trong những vũ khí xuất hiện trong video là súng trường tấn công dưới nước QBS-06, tương đương phiên bản súng trường APS mà đặc nhiệm hải quân Nga sử dụng.

APS có nguồn gốc từ thời Liên Xô, được thiết kế để đối phó với lực lượng người nhái Mỹ. APS trong tiếng Nga có nghĩa là “súng trường tấn công chuyên dụng dưới nước”, có kích thước và thiết kế khá tương đồng với súng trường AK-47.

Súng trường QBS-06 sử dụng loại đạn đặc biệt có đầu đạn giống phi tiêu.

Súng trường QBS-06 sử dụng loại đạn đặc biệt có đầu đạn giống phi tiêu.

Nhưng đạn của mẫu súng trường này được thiết kế dạng phi tiêu, kích thước 5,66mm x 120mm. Mỗi băng đạn chứa 26 viên.

Theo các nguồn tin phương Tây, QBS-06 trang bị cho lực lượng biệt kích Giao Long bắn loại đạn đặc biệt cỡ 5,8mm. Chúng được nạp trong các hộp tiếp đạn bằng nhựa có thể tháo rời, mỗi hộp chứa 25 viên với tốc độ bắn khoảng 600 phát/phút.

Một vũ khí khác cũng xuất hiện trong video là súng ngắn chuyên dụng dưới nước mang tên QSS-05. Đây là loại vũ khí sử dụng cỡ đạn 8mm, cũng là loại đạn dạng phi tiêu. Nếu như súng lục tấn công dưới nước SPP-1 4,5mm của Liên Xô có bốn nòng thì QSS-05 chỉ có ba nòng.

Một điểm đáng chú ý là lính biệt kích Trung Quốc có vẻ như sử dụng thiết bị lặn thông thường, dễ tìm thấy ngoài thị trường, chứ không phải thiết bị chuyên dụng cho quân đội. Thiết bị thở chuyên dụng có khả năng lọc khí oxy, giúp cho người nhái duy trì thời gian ở dưới nước lâu hơn và cũng không tạo ra bọt khí, để tránh làm lộ vị trí.

The Drive kết luận, biệt kích người nhái Trung Quốc có đóng vai trò quan trọng trong tác chiến đổ bộ và những loại vũ khí như QBS-06, QSS-05 giúp biệt kích Trung Quốc có thêm lựa chọn khi thực hiện nhiệm vụ bí mật.

Nguồn: [Link nguồn]

Lực lượng biệt kích Ấn Độ chạm trán lính Trung Quốc ở biên giới tinh nhuệ ra sao?

Hồi đầu tuần này, Ấn Độ cáo buộc quân đội Trung Quốc cố gắng vượt qua biên giới ở bờ nam của hồ Pangong Tso với...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - The Drive ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN