Hé lộ "kế hoạch chiến thắng" của Tổng thống Ukraine
"Kế hoạch chiến thắng" gần đây nổi lên như mục tiêu lớn của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nhưng nội dung chi tiết hãy còn bí ẩn.
Những ngày qua, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã bàn bạc với Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng như hai ứng viên tổng thống năm 2024 - Phó Tổng thống Kamala Harris và cựu Tổng thống Donald Trump - về điều mà ông gọi là "kế hoạch chiến thắng".
Đó là một kế hoạch chưa được công bố chi tiết. Tuy vậy, ông Zelensky và các thuộc cấp từng tiết lộ một số vấn đề, theo đài Al Jazeera.
Cuộc gặp hôm 27-9 giữa Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (trái) và ứng viên tổng thống Mỹ của Đảng Cộng hòa - cựu Tổng thống Donald Trump - có đề cập "kế hoạch chiến thắng" - Ảnh: REUTERS
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn ABC News, ông Zelensky mô tả kế hoạch này là một "cây cầu" hướng tới một vị thế đàm phán đủ mạnh để Ukraine buộc Nga phải chấm dứt các hoạt động quân sự theo các điều khoản từ phía Kiev.
Theo ông Zelensky, kế hoạch cũng nêu rõ những gì mà Kiev có thể chấp nhận nếu bất cứ cuộc đàm phán nào với Moscow được tổ chức trong tương lai.
Theo kế hoạch đó, Kiev yêu cầu Nga rút quân khỏi toàn bộ lãnh thổ Ukraine, bao gồm một số phần của các tỉnh Kherson, Zaporizhzhia, Donetsk và Luhansk, cũng như toàn bộ Crimea. Phía Nga đã từ chối các điều khoản đàm phán đó nhưng ông Zelensky cho rằng các đồng minh của Ukraine có thể buộc Moscow thay đổi ý kiến bằng cách ủng hộ kế hoạch chiến thắng.
Ông Zelensky đã nhấn mạnh trong một loạt cuộc phỏng vấn và tuyên bố công khai trong những ngày gần đây, rằng kế hoạch này phụ thuộc vào việc phương Tây nhanh chóng ủng hộ các yêu cầu của ông trong vòng 3 tháng tới.
Phía Ukraine cũng cho biết "kế hoạch chiến thắng" có các yếu tố an ninh, chính trị và kinh tế.
Theo các nhà phân tích, kế hoạch này được cho là gồm 5 điểm chính:
- Lời mời Ukraine gia nhập NATO: Đây là điều mà ông Andriy Yermak, chánh văn phòng của ông Zelensky kiêm cố vấn an ninh quốc gia Ukraine, đã phát biểu với Hội đồng Quan hệ đối ngoại tại New York hồi đầu tuần.
- Đồng ý để Ukraine dùng tên lửa tầm xa mà phương Tây viện trợ tấn công vào bên trong nước Nga.
- Duy trì nguồn cung cấp vũ khí hiện đại liên tục.
- Ukraine trở thành thành viên Liên minh châu Âu (EU): Hiện Ukraine nhận viện trợ kinh tế từ EU nhưng chưa phải thành viên chính thức. Từ tháng 6-2024, EU đồng ý khởi động đàm phán tư cách thành viên đối với Ukraine.
- Viện trợ kinh tế bổ sung để Ukraine tái thiết đất nước. Ngân hàng Thế giới ước tính Ukraine cần 480 tỉ USD cho việc này.
Tổng thống Mỹ Joe Biden và các cộng sự dường như đã bày tỏ sự hoài nghi về “kế hoạch chiến thắng” của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và “những...
Nguồn: [Link nguồn]