Hé lộ cuộc chạm trán quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc ở ngoài khơi Hong Kong năm 2021

Trung Quốc và Mỹ từng xảy ra một cuộc chạm trán quân sự cách Hong Kong khoảng 150km vào đầu năm 2021, khiến Mỹ phải tự phá hủy thiết bị thủy âm của chính mình để ngăn nó rơi vào tay Bắc Kinh, theo tờ SCMP.

Máy bay trinh sát săn ngầm P-8 Poseidon của hải quân Mỹ.

Máy bay trinh sát săn ngầm P-8 Poseidon của hải quân Mỹ.

Tờ SCMP có trụ sở ở Hong Kong hôm 15/5 dẫn nguồn tin từ các nhà khoa học quân sự Trung Quốc cho biết, sự việc xảy ra vào ngày 5/1/2021, một ngày trước khi đám đông người biểu tình xông vào tòa nhà Quốc hội Mỹ.

3 máy bay quân sự Mỹ khi đó thực hiện nhiệm vụ săn tìm tàu ngầm của quân đội Trung Quốc, đến mức tiếp cận khu vực rất gần vùng bờ biển,cách Hong Kong khoảng 150km.

Nhóm các nhà khoa học quân sự Trung Quốc nói quân đội nước này phản ứng bằng cách huy động lực lượng đối phó. Quy mô của lực lượng và cách thức đối phó không được công bố vì là thông tin mật.

Hai lực lượng quân sự Mỹ và Trung Quốc tiếp cận gần nhau đến mức quân đội Mỹ phải tự phá hủy sonar (thiết bị phát hiện âm thanh dưới nước) để tránh rơi vào tay Bắc Kinh. Trước đó, Mỹ đã thả sonar xuống biển để xác định vị trí tàu ngầm Trung Quốc, báo cáo cho biết.

Nhóm các nhà khoa học quân sự Trung Quốc do chuyên gia Liu Dongqing, công tác trong đơn vị tác chiến điện tử của quân đội Trung Quốc, nói hoạt động của Mỹ đặt ra thách thức an ninh quốc gia.

"Hoạt động của Mỹ gây ảnh hưởng đáng kể đến khả năng thực hiện nhiệm vụ quan trọng của tàu ngầm Trung Quốc", ông Liu nói.

Báo cáo cũng cho biết, máy bay trinh sát và săn ngầm Mỹ thả thiết bị sonar gần quần đảo Đông Sa, cách Hong Kong khoảng 340km. Đảo Đài Loan (Trung Quốc) hiện đang kiểm soát quần đảo này.

Ông Liu và các cộng sự trong đơn vị tác chiến điện tử của quân đội Trung Quốc, nói Mỹ đã có những động thái rõ ràng nhằm vào lực lượng tàu ngầm Trung Quốc trong những năm qua, bao gồm sử dụng công nghệ hiện đại để phát hiện và theo dõi tàu ngầm Trung Quốc. Các thiết bị sonar và cảm biến khác có thể soi rõ vị trí kể cả khi tàu ngầm đã lặn sâu, nhóm nghiên cứu Trung Quốc cho biết, theo SCMP.

Các nhà khoa học quân sự Trung Quốc nói mục đích của Mỹ là khiến tàu ngầm Trung Quốc gặp khó khăn trong việc hoạt động mà không bị phát hiện trong khu vực.

Theo ông Liu, máy bay săn ngầm của Mỹ có thời điểm áp sát mặt nước ở độ cao 60 mét để xác định vị trí tàu ngầm. Báo cáo cho biết, một số máy bay Mỹ đã tham gia vào cuộc săn tìm tàu ngầm Trung Quốc, thực hiện các nhiệm vụ phối hợp nhằm đạt được mục tiêu.

Nói về cách đối phó, ông Liu cho biết, lực lượng tàu ngầm Trung Quốc luôn phối hợp với không quân để đề nghị sự hỗ trợ nếu cần thiết. Không quân Trung Quốc có thể huy động máy bay hỗ trợ tàu ngầm hoặc gây gián đoạn hoạt động săn tìm của máy bay Mỹ.

Trung Quốc cũng có năng lực gây nhiễu, gây gián đoạn hệ thống sonar của Mỹ, khiến cho việc săn tìm tàu ngầm trở nên khó khăn hơn.

Mỹ điều tàu ngầm hạt nhân tới Hàn Quốc: Trung Quốc phản ứng gay gắt

Bắc Kinh cho rằng, tuyên bố gửi tàu ngầm mang đầu đạn hạt nhân tới Hàn Quốc chỉ nhằm phục vụ “lợi ích địa chính trị” của Mỹ.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nhật Minh - SCMP (Tri thức & Cuộc sống)
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN