Hé lộ cách Moscow đối phó nếu G7 áp giá trần dầu thô Nga

Nga có thể tiếp cận đủ số lượng tàu chở dầu cần thiết để vận chuyển dầu mỏ nước này xuất khẩu sang các quốc gia khác mà không chịu ảnh hưởng nếu nhóm G7 áp giá trần, Reuters dẫn lời quan chức Mỹ cho biết.

Tàu chờ dầu di chuyển bên ngoài thành phố cảng Nakhodka, Nga.

Tàu chờ dầu di chuyển bên ngoài thành phố cảng Nakhodka, Nga.

Nhóm 7 nền công nghiệp lớn hàng đầu thế giới tháng trước đã đồng thuận về việc áp giá trần với dầu thô Nga.

Mỹ đã dành nhiều tháng để trao đổi với các công ty bảo hiểm, vận tải, thương mại để thuyết phục các công ty này thực hiện việc áp giá trần dầu Nga.

Tuy nhiên, các quan chức Mỹ nhận ra rằng Nga hoàn toàn có thể hóa giải biện pháp trừng phạt này bằng chính đội tàu chở dầu và các dịch vụ phụ trợ của Moscow.

Dự báo về việc khả năng Nga chống đỡ, vượt qua lệnh trừng phạt trước đây chưa từng được công bố, theo Reuters.

Ước tính khoảng 80-90% dầu mỏ xuất khẩu của Nga vẫn sẽ lưu thông bình thường ngoài giới hạn áp giá trần của G7, theo một quan chức Bộ Tài chính Mỹ,

Nếu G7 áp giá trần dầu Nga, nhiều nhất chỉ có thể tác động đến 1-2 triệu thùng dầu/ngày mà Nga xuất khẩu, quan chức giấu tên nói thêm. Trong tháng 9 vừa qua, Nga xuất khẩu khoảng 7 triệu thùng dầu/ngày.

Việc áp giá trần có thể tạo ra các khó khăn về tài chính và kỹ thuật với Nga, nhưng cũng có nguy cơ làm sụt giảm 1-2% nguồn cung dầu thô toàn cầu trong bối cảnh lạm phát đang gia tăng và suy thoái xảy ra ở nhiều nước.

Một số tàu dầu cũng sẽ thay đổi quốc gia đăng ký để lách luật, né tránh biện pháp áp giá trần dầu Nga, quan chức Mỹ nói.

Nga sẽ phải chịu thêm chi phí cho các chuyến tàu chở dầu đi xa, cũng như phí bảo hiểm và tài chính. Điều này khiến Mỹ tin rằng, Nga cuối cùng sẽ phải chấp nhận bán dầu theo giá trần.

Tuy nhiên, thách thức của phương Tây là thuyết phục Ấn Độ và Trung Quốc – hai khách hàng mua dầu hàng đầu của Nga. Ấn Độ và Trung Quốc hiện chưa ủng hộ biện pháp áp trần giá dầu Nga, dù Mỹ cho rằng, điều này cũng tạo ra lợi ích cho hai quốc gia này, theo Reuters.

Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak từng nói rằng Moscow kiên quyết phản đối việc G7 áp giá trần dầu Nga và đơn giản là sẽ Nga không bán dầu cho các quốc gia áp giá trần.

Mỹ giúp Ả Rập Saudi lột xác trở thành cường quốc dầu mỏ thế giới như thế nào?

Mối quan hệ gắn bó giữa Mỹ và Ả Rập Saudi xuất phát từ năm 1933, khi một công ty tách ra từ gã khổng lồ năng lượng Standard Oil của Mỹ tham gia đầu tư khai thác dầu ở...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Reuters ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN