Hé lộ bí quyết giúp ngoài sân mát như trong phòng điều hòa tại World Cup 2022 ở Qatar

Sự kiện: World Cup 2026

Người đóng vai trò “bộ não” đứng sau xây dựng hệ thống làm mát quy mô tại các sân vận động World Cup ở Qatar gần đây đã lên tiếng tiết lộ về bí quyết và kể về điều đã truyền cảm hứng cho mình thực hiện dự án tham vọng.

Giáo sư Saud Abdulaziz Abdul Ghani là người phát triển hệ thống làm mát tại các sân vận động World Cup.

Giáo sư Saud Abdulaziz Abdul Ghani là người phát triển hệ thống làm mát tại các sân vận động World Cup.

Qatar là quốc gia Trung Đông thường xuyên phải đối mặt với ánh nắng chói chang trên sa mạc, kể cả vào mùa đông. Nhưng người hâm mộ tới sân vận động xem các trận thi đấu World Cup ở Qatar thậm chí có thể cần tới áo khoác mỏng.

Bởi hệ thống điều hòa quy mô và mạnh mẽ được Qatar lắp đặt sẽ làm mát tới từng hàng ghế ngồi, tạo cảm giác không khác gì đang ngồi trong phòng điều hòa kín.

Saud Abdulaziz Abdul Ghani, người được mệnh danh là “Dr Cool”, đã nghiên cứu hệ thống làm mát bằng năng lượng mặt trời trong 13 năm. Ông nói hệ thống do mình phát triển ở World Cup 2022 sẽ đảm bảo sức khỏe cho các cầu thủ, tình trạng của mặt cỏ cũng như khử mùi cơ thể của hàng chục ngàn cổ động viên ngồi cạnh nhau.

Hệ thống làm mát giám sát nhiệt độ tới từng khu vực hàng ghế ở sân vận động.

Hệ thống làm mát giám sát nhiệt độ tới từng khu vực hàng ghế ở sân vận động.

Qatar có thời điểm mùa hè có thể nóng tới 42 độ C hoặc hơn. Đó là lý do giải đấu World Cup năm nay được dời sang mùa đông.

Nhưng ngay cả trong mùa đông, nhiệt độ ở Qatar cũng không xuống thấp hơn 25 độ C và không khí mát vẫn cần được bơm liên tục trong sân vận động, ở trên sân và ngay dưới mỗi ghế ngồi của cổ động viên.

Ông Ghani là giáo sư kỹ thuật tại Đại học Qatar, người từng tham gia phát triển hệ thống làm mát cho xe ô tô Ford Mondeo. Ông nói hệ thống làm mát ở World Cup 2022 hoạt động một cách “bền vững” hơn 40% so với các hệ thống trước đây.

7 trong số 8 sân vận động phục vụ World Cup được lắp loại máy lạnh mà các nhà tổ chức khẳng định là sử dụng năng lượng sạch, không tạo ra khí thải carbon.

Bên trong căn phòng giám sát hệ thống ở sân vận động Al Janoub.

Bên trong căn phòng giám sát hệ thống ở sân vận động Al Janoub.

Tại sân Al Janoub có sức chứa 40.000 chỗ ngồi, nơi sẽ tổ chức 7 trận đấu bao gồm trận đấu đầu tiên của đội tuyển Pháp, ông Ghani nói ban tổ chức sẽ tạo ra một "bong bóng không khí mát hoàn toàn" cao 2 mét, bao trùm sân và khán đài.

Bên trong bong bóng không khí này, nhiệt độ được duy trì ở mức 21 độ C thông qua các máy điều hòa công suất lớn ở trên sân và dưới ghế ngồi của khán giả.

Ban tổ chức cũng lắp đặt các cảm biến trên khắp sân để giám sát mức nhiệt độ, kiểm soát việc tăng giảm cường độ làm mát tới từng ghế ngồi.

Không khí nóng được hệ thống làm mát sân vận động hút trở lại, lọc sạch và được giữ ở mức nhiệt độ 7 độ C trước khi được hệ thống thổi trở lại theo vòng tuần hoàn.

Giáo sư khẳng định Qatar sử dụng năng lượng sạch để làm mát sân vận động.

Giáo sư khẳng định Qatar sử dụng năng lượng sạch để làm mát sân vận động.

“Các cầu thủ sẽ có trải nghiệm thi đấu tuyệt nhất từ trước đến nay”, ông Ghani nói, cho rằng nhiệt độ được kiểm soát giúp làm giảm chấn thương và các nguy cơ khác so với khi các cầu thủ thi đấu ngoài trời nắng.

Nguồn năng lượng khổng lồ giúp Qatar liên tục làm mát các sân vận động đến từ trang trại điện Mặt trời quy mô lớn ở ngoại ô thủ đô Doha, ông Ghani cho biết.

Qatar cũng sử dụng công nghệ này trong các nhà kính để trồng cây lương thực vì điều kiện khắc nghiệt trên sa mạc không phù hợp với các loài thực vật.

“Chúng tôi có hệ thống làm mát và cách nhiệt tốt nhất hiện nay, cũng như các cảm biến dày đặc được lắp khắp sân”, ông Ghani chia sẻ.

Giáo sư Ghani nói các cầu thủ sẽ có trải nghiệm chưa từng có khi thi đấu trên các sân vận động có hệ thống điều hòa làm mát như ở Qatar.

Giáo sư Ghani nói các cầu thủ sẽ có trải nghiệm chưa từng có khi thi đấu trên các sân vận động có hệ thống điều hòa làm mát như ở Qatar.

Theo ông Ghani, ban tổ chức World Cup sẽ bật điều hòa và kiểm soát nhiệt độ bất kể thời điểm nào trong mùa đông, kể cả vào tháng 12 khi nhiệt độ giảm thêm.

Ông Ghani ước tính mỗi người tạo ra nhiệt lượng tương đương hai chiếc máy tính xách tay và thải ra 70 gram mồ hôi mỗi giờ. Ông Ghani nêu ví dụ trong trận chung kết World Cup dự kiến có 80.000 khán giả ở sân Lusail vào ngày 18/12.

“Các khán giả sẽ có mặt trên sân trong tối đa 4 giờ đồng hồ, tạo ra lượng nhiệt lớn và mồ hôi, tương tự như có 160.000 chiếc laptop đang hoạt động”, ông Ghani nói. “Vậy nên chúng tôi sẽ làm mát ở mức tương đương, bất kể là thời tiết khi đó ra sao”.

Sân vận động Al Janoub có sức chứa 40.000 chỗ ngồi phục vụ World Cup 2022 ở Qatar.

Sân vận động Al Janoub có sức chứa 40.000 chỗ ngồi phục vụ World Cup 2022 ở Qatar.

Tuy nhiên, việc sử dụng điều hòa nhiệt độ tại sân vận động như Qatar cũng gây ra tranh cãi.

Một số chuyên gia không tin rằng Qatar chỉ sử dụng điện Mặt trời để làm mát liên tục trong không gian mở như vậy. “Vấn đề tương tự mọi người như ngồi trong văn phòng, vừa muốn có không khí thoáng bằng cách mở cửa sổ, vừa muốn bật điều hòa để làm mát”, Russell Seymour, giám đốc điều hành của Hiệp hội thể thao ở Anh, nói.

Ông Seymour cho rằng, đây không phải là cách đóng góp vào nỗ lực tiết kiệm năng lượng trên thế giới.

Giáo sư Ghani nói sẵn sàng đón chào các chuyên gia tới trực tiếp quan sát hệ thống và đánh giá mức độ cung cấp năng lượng bền vững.

Giáo sư cũng khẳng định Qatar không giấu các bí quyết công nghệ và ai cũng có thể tiếp cận, bắt chước theo.

Theo giáo sư Ghani, World Cup 2026 tổ chức ở Mỹ, Mexico và Canada cũng có thể lắp đặt hệ thống làm mát tương tự như Qatar.

“Trong tương lai, khái niệm điều hòa nhiệt độ phục vụ sân bóng sẽ càng phổ biến hơn”, ông nói. “Đây là cách để các trận đấu diễn ra một cách không bị cản trở, không phải chờ các cầu thủ nghỉ ngơi và uống nước do hiện tượng ấm lên toàn cầu”.

Nguồn: [Link nguồn]

Qatar áp đặt quy định chưa từng có ở World Cup: CĐV giàu được hưởng ngoại lệ

Chỉ cần có nhiều tiền, các cổ động viên giàu có dễ dàng được phục vụ sâm panh, rượu whiskey, vodka và những loại rượu đắt tiền tại sân vận động World Cup ở Qatar.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - The Hindu ([Tên nguồn])
World Cup 2026 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN