Hé lộ 2 mật lệnh của Hòa Thân giúp cả gia tộc bình an vô sự hàng trăm năm
Hòa Thân đưa ra 2 mật lệnh trước khi tự vẫn, giúp gia tộc và con cháu hàng trăm năm sau được bảo toàn tính mạng, sống cuộc đời bình yên.
Theo trang 163, Hòa Thân sinh vào năm Càn Long thứ 15 (năm 1750) trong một gia đình rất nghèo. Không muốn mãi sống chung với cái nghèo, ông sớm có tham vọng và tin chắc rằng bản thân sẽ sớm được vào cung hầu hạ Hoàng đế.
Bản thân Hòa Thân là một người thông minh và chăm chỉ. Để được trọng dụng, ông sớm học và nghiên cứu rất kỹ 4 thứ tiếng gồm Mãn Châu, tiếng Hán, tiếng Mông Cổ và tiếng Tây Tạng, ngoài ra còn thuộc lòng Tứ thư và Ngũ kinh. Các thầy trong Hàm An cung vô cùng hài lòng với sự miệt mài, khiêm nhường và thông minh của Hòa Thân thời trẻ.
Năm 18 tuổi, Hòa Thân chưa có gì trong tay nhưng vẫn được Tổng đốc Phùng Anh Liêm gả con gái cho. Kể từ lúc này, con đường làm quan của ông phất lên như “diều gặp gió”, không ngừng thăng tiến.
4 năm sau khi cưới vợ, Hòa Thân liên tục đảm nhận nhiều chức vụ khác nhau trong triều, trong đó có chức Tam đẳng Thị vệ, có thể đàm đạo với Hoàng đế Càn Long do tinh thông Luận ngữ (do Khổng Tử và đệ tử biên soạn).
Hình ảnh Hòa Thân sau khi tranh vẽ được phục chế. Ảnh: Kknews
Ông không chỉ sở hữu năng lực trí tuệ cảm xúc cao mà còn có tài ăn nói và giỏi quan sát tâm trạng, ánh mắt của Hoàng đế Càn Long. Để làm hài lòng Hoàng đế, hàng ngày sau khi trở về nhà, ông đều đọc sách, học thuộc thơ để có thể trả lời trôi chảy khi nói chuyện với vua.
Hoàng đế Càn Long cảm thấy vô cùng thoải mái khi có Hòa Thân ở bên cạnh. Hòa Thân lúc này cũng nhận được sự đối đãi đặc biệt từ Hoàng đế, địa vị chính thức của ông cũng tăng lên nhanh chóng.
Chỉ trong vòng 5 - 6 năm, Hòa Thân đã được thăng chức lên Tổng quản Nội vụ phủ, đồng thời giữ các chức Phó Đô thống Mãn Châu Tương Hoàng kỳ, Quốc sử quán Tổng tài, được ban thưởng ban triều quan Nhất phẩm, cưỡi ngựa bên trong Tử Cấm Thành. Con trai cả của ông còn được Hoàng đế Càn Long gả Thập công chúa cho.
Đáng tiếc, chốn quan trường đã biến Hòa Thân từ một người trung thành và cần mẫn trở nên nhiều tham vọng và mưu mẹo hơn, rơi vào vòng xoáy của quyền lực. Khi đối phó với những quan tham, Hòa Thân bị lóa mắt bởi những thỏi vàng, bạc lớn bị biển thủ, từ đó con đường tham nhũng, vơ vét của cải bắt đầu.
Thời điểm đó, Hoàng đế Càn Long thích tuần du Giang Nam nhưng mỗi chuyến đi như vậy cần rất nhiều tiên, ngân khố quốc gia không cho phép Hoàng đế rót hết tiền cho chuyến đi. Lúc này, Hòa Thân phải bỏ tiền túi ra để phục vụ Hoàng đế, vì vậy mà vị vua này đã nhắm mắt làm ngơ trước sự tham nhũng của Hòa Thân.
Của cải của Hòa Thân nhiều đến mức trong nhân gian truyền một câu nói: "Cái Càn Long có, Hòa Thân có. Cái Càn Long không có chưa chắc Hòa Thân không có".
Chưa đầy 2 tuần sau khi Hoàng đế Gia Khánh lên ngôi, ông lập tức sai quân lục soát nhà đại tham quan và tìm thấy 1 tỷ lượng bạc, tương đương với nguồn thu thuế của chính quyền nhà Thanh trong hơn 10 năm.
Lệnh vua ban xuống: Xử lăng trì Hòa Thân, tịch thu toàn bộ tài sản. Thế nhưng, Hòa Thân đến cuối cùng vẫn được Hoàng đế Càn Long che chở. Nhờ ba chữ "Cho toàn thây", ông thoát hình phạt lăng trì và được phép tự vẫn tại phủ.
Chân dung Hoàng đế Càn Long (bên trái) và Hòa Thân. Ảnh: The Value
Biết bản thân mang nhiều trọng tội, con cháu khó thoát khỏi họa diệt vong nên trước khi tự vẫn, Hòa Thân gọi con cháu và đưa ra 2 mật lệnh nhằm giúp gia tộc bình an vô sự về sau.
Cụ thể, Hòa Thân lo sợ triều đình sẽ truy tìm và tận diệt gia tộc của mình một khi Hoàng đế Gia Khánh ban lệnh tru di cửu tộc nên yêu cầu các con hủy bỏ gia phả.
Mục đích của mật lệnh thứ nhất nhằm xóa sạch dấu vết tên tuổi của con cháu Hòa Thân, để họ không bị truy sát về sau. Mặt khác, triều đình sẽ ảo tưởng rằng gia tộc Hòa Thân không uy tín, không đáng sợ.
Hòa Thân cũng yêu cầu phá bỏ từ đường (nhà thờ họ) để con cháu không phải lộ diện để thờ cúng. Điều này cốt để gia tộc và hậu duệ của Hòa Thân ẩn danh tuyệt đối, có được cuộc sống như những người bình thường.
Ông cũng nghiêm cấm con cháu xây dựng từ đường mới trong bất cứ hoàn cảnh nào để tránh Hoàng đế phát hiện vị trí của họ, tránh được sự truy sát dai dẳng của triều đình nhiều năm sau.
Nhờ 2 mật lệnh nói trên, gia tộc và con cháu hàng trăm năm sau của Hòa Thân được bảo toàn tính mạng, sống cuộc đời bình yên mà không phải chịu tội mà Hòa Thân đã gây ra cho triều đình.
Nguồn: [Link nguồn]
Thời Tam Quốc, có Tào Tháo thích chung giường với vợ kẻ thù, thời nhà Thanh lại có Hòa Thân mê vợ cũ của người khác. Đến người từng là cung nữ phục vụ...