Hậu xung đột Nga-Ukraine: Tái hiện ‘Chiến tranh lạnh mới’ và đối trọng mới của NATO?

Hậu xung đột Nga-NATO, giới chuyên gia nhận định rằng: Rất có thể sẽ tái hiện một cuộc “Chiến tranh lạnh mới” và SCO sẽ trở thành một đối trọng mới của NATO.

Sau khi Nga bắt đầu chiến dịch đặc
biệt nhằm phi quân sự hóa và phi phát xít hóa Ukraine vào hôm
24/2/2022, phương Tây đã tăng cường áp lực trừng phạt đối với
Moscow. Mới đây, Nhà Trắng đã áp đặt thêm các lệnh trừng phạt nhằm
vào lĩnh vực xuất khẩu năng lượng của Nga.

Sau khi Nga bắt đầu chiến dịch đặc biệt nhằm phi quân sự hóa và phi phát xít hóa Ukraine vào hôm 24/2/2022, phương Tây đã tăng cường áp lực trừng phạt đối với Moscow. Mới đây, Nhà Trắng đã áp đặt thêm các lệnh trừng phạt nhằm vào lĩnh vực xuất khẩu năng lượng của Nga.

Điện Kremlin gọi các hạn chế này là
một cuộc chiến tranh kinh tế với quy mô chưa từng có trước nay,
đồng thời thực hiện các biện pháp trả đũa bằng cách cấm các nhà đầu
tư nước ngoài rút tiền khỏi hệ thống tài chính Nga và chuyển thanh
toán khí đốt thành đồng rúp.

Điện Kremlin gọi các hạn chế này là một cuộc chiến tranh kinh tế với quy mô chưa từng có trước nay, đồng thời thực hiện các biện pháp trả đũa bằng cách cấm các nhà đầu tư nước ngoài rút tiền khỏi hệ thống tài chính Nga và chuyển thanh toán khí đốt thành đồng rúp.

Tổng thống Vladimir Putin đã chỉ ra,
chính sách kiềm chế và làm suy yếu nước Nga là một chiến lược lâu
dài của phương Tây. Các lệnh trừng phạt của Mỹ và các đồng minh mặc
dù có gây tổn thất cho Nga nhưng đã giáng một đòn mạnh vào toàn bộ
nền kinh tế toàn cầu.

Tổng thống Vladimir Putin đã chỉ ra, chính sách kiềm chế và làm suy yếu nước Nga là một chiến lược lâu dài của phương Tây. Các lệnh trừng phạt của Mỹ và các đồng minh mặc dù có gây tổn thất cho Nga nhưng đã giáng một đòn mạnh vào toàn bộ nền kinh tế toàn cầu.

Nhà lãnh đạo Nga cho biết, Moscow
hoàn toàn có đủ khả năng vượt qua những “đòn thù” của Washington.
Ông còn bày tỏ sự tin tưởng rằng, những sự kiện hiện tại sẽ là dấu
chấm hết của sự thống trị toàn cầu của phương Tây cả về chính trị
và kinh tế.

Nhà lãnh đạo Nga cho biết, Moscow hoàn toàn có đủ khả năng vượt qua những “đòn thù” của Washington. Ông còn bày tỏ sự tin tưởng rằng, những sự kiện hiện tại sẽ là dấu chấm hết của sự thống trị toàn cầu của phương Tây cả về chính trị và kinh tế.

Theo giới chuyên gia kinh tế, với đòn
trừng phạt mới nhất, Bộ Tài chính Mỹ đang theo đuổi hai mục đích
chính, một là giảm nguồn thu từ dầu mỏ của Nga, hai là ngăn chặn sự
gia tăng của giá “vàng đen”, vốn thực sự thảm khốc đối với nền kinh
tế thế giới, đặc biệt là châu Âu.

Theo giới chuyên gia kinh tế, với đòn trừng phạt mới nhất, Bộ Tài chính Mỹ đang theo đuổi hai mục đích chính, một là giảm nguồn thu từ dầu mỏ của Nga, hai là ngăn chặn sự gia tăng của giá “vàng đen”, vốn thực sự thảm khốc đối với nền kinh tế thế giới, đặc biệt là châu Âu.

Phối hợp với Mỹ để giảm giá dầu, châu
Âu cũng đã thông qua lệnh cấm vận dầu mỏ một phần và áp đặt các
biện pháp trừng phạt đối với hoạt động bảo hiểm hàng hải cho hàng
hóa dầu của Nga.

Phối hợp với Mỹ để giảm giá dầu, châu Âu cũng đã thông qua lệnh cấm vận dầu mỏ một phần và áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với hoạt động bảo hiểm hàng hải cho hàng hóa dầu của Nga.

Theo chuyên gia kinh tế Martin Sandbu
viết trên Financial Times, đề xuất hạn chế giá dầu của Nga do Mỹ
đưa ra sẽ chỉ nhấn mạnh sự phụ thuộc của toàn thế giới vào nguồn
tài nguyên này.

Theo chuyên gia kinh tế Martin Sandbu viết trên Financial Times, đề xuất hạn chế giá dầu của Nga do Mỹ đưa ra sẽ chỉ nhấn mạnh sự phụ thuộc của toàn thế giới vào nguồn tài nguyên này.

Tác giả tin rằng, tại hội nghị thượng
đỉnh G7 được tổ chức ở Đức vừa qua, Mỹ đã gieo rắc nỗi sợ hãi cho
các đối tác, buộc họ phải đưa vào trong thông cáo chung cuối cùng,
bất kể dưới hình thức này hay hình thức khác, về khả năng hạn chế
giá dầu. Nhưng Washington không thể đạt được mục đích.

Tác giả tin rằng, tại hội nghị thượng đỉnh G7 được tổ chức ở Đức vừa qua, Mỹ đã gieo rắc nỗi sợ hãi cho các đối tác, buộc họ phải đưa vào trong thông cáo chung cuối cùng, bất kể dưới hình thức này hay hình thức khác, về khả năng hạn chế giá dầu. Nhưng Washington không thể đạt được mục đích.

Theo ông, kế hoạch của Mỹ nhằm hạn
chế giá của nguồn tài nguyên này có thể dẫn đến thực tế là khối
lượng dầu mà Nga bán ra sẽ giảm, nhưng chỉ ở mức không đáng kể và
sự giảm cung nhỏ này sẽ làm tăng giá nhiều đến mức Moscow sẽ nhận
được nhiều doanh thu hơn nữa.

Theo ông, kế hoạch của Mỹ nhằm hạn chế giá của nguồn tài nguyên này có thể dẫn đến thực tế là khối lượng dầu mà Nga bán ra sẽ giảm, nhưng chỉ ở mức không đáng kể và sự giảm cung nhỏ này sẽ làm tăng giá nhiều đến mức Moscow sẽ nhận được nhiều doanh thu hơn nữa.

Một chuyên gia khác là ông Gerald
Seib nhận xét trong bài báo trên The Wall Street Journal rằng, Tổng
thống Nga Vladimir Putin đã bù đắp thiệt hại từ các lệnh trừng phạt
của phương Tây bằng cách chuyển hướng cung cấp khí đốt sang thị
trường châu Á.

Một chuyên gia khác là ông Gerald Seib nhận xét trong bài báo trên The Wall Street Journal rằng, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã bù đắp thiệt hại từ các lệnh trừng phạt của phương Tây bằng cách chuyển hướng cung cấp khí đốt sang thị trường châu Á.

Theo tác giả bài báo, ông chủ Điện
Kremlin có một số lý do để vui mừng với kế hoạch của mình và phớt
lờ các lệnh trừng phạt của phương Tây, bởi Nga đang bán được một
lượng dầu đáng kể cho Ấn Độ và đang khám phá khả năng bán khí đốt
tự nhiên cho Pakistan.

Theo tác giả bài báo, ông chủ Điện Kremlin có một số lý do để vui mừng với kế hoạch của mình và phớt lờ các lệnh trừng phạt của phương Tây, bởi Nga đang bán được một lượng dầu đáng kể cho Ấn Độ và đang khám phá khả năng bán khí đốt tự nhiên cho Pakistan.

Ngoài ra, Tổng thống Nga cũng có
những thành công trên mặt trận ngoại giao, khi có tới 35 quốc gia,
bao gồm Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi, đã từ chối lên án chiến dịch
quân sự đặc biệt của Nga tại phiên họp đặc biệt của Đại hội đồng
Liên Hợp Quốc vào đầu tháng 3/2022.

Ngoài ra, Tổng thống Nga cũng có những thành công trên mặt trận ngoại giao, khi có tới 35 quốc gia, bao gồm Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi, đã từ chối lên án chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại phiên họp đặc biệt của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc vào đầu tháng 3/2022.

Ông Seib lưu ý rằng các nước BRICS
(một khối quy tụ “các nền kinh tế lớn mới nổi” gồm: Brasil, Nga
(Russia), Ấn Độ (India), Trung Quốc (China) và Nam Phi (South
Africa) và SCO (“Tổ chức Hợp tác Thượng Hải”) cũng mang lại lợi thế
cho ông Putin.

Ông Seib lưu ý rằng các nước BRICS (một khối quy tụ “các nền kinh tế lớn mới nổi” gồm: Brasil, Nga (Russia), Ấn Độ (India), Trung Quốc (China) và Nam Phi (South Africa) và SCO (“Tổ chức Hợp tác Thượng Hải”) cũng mang lại lợi thế cho ông Putin.

Những quốc gia này không phải là
những người chơi lớn về kinh tế hoặc ngoại giao, nhưng nhiều quốc
gia là thị trường mới nổi nằm trên các tuyến thương mại chiến lược
và một số nắm giữ các khoáng sản quan trọng cho quá trình chuyển
đổi năng lượng sạch.

Những quốc gia này không phải là những người chơi lớn về kinh tế hoặc ngoại giao, nhưng nhiều quốc gia là thị trường mới nổi nằm trên các tuyến thương mại chiến lược và một số nắm giữ các khoáng sản quan trọng cho quá trình chuyển đổi năng lượng sạch.

Nguồn: [Link nguồn]

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Ngọc ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN