Hậu quả Trung Quốc hứng chịu khi đạo nhái chiến đấu cơ Nga

Trung Quốc đang rơi vào thế khó khi không có đủ số lượng tiêm kích hạm J-15 phục vụ cho tàu sân bay đóng mới trong khi mẫu máy bay này cũng gặp phải vô số trục trặc không biết khắc phục bao giờ mới xong.

J-15 là mẫu máy bay Trung Quốc chế tạo từ nguyên mẫu Su-33 của Nga.

J-15 là mẫu máy bay Trung Quốc chế tạo từ nguyên mẫu Su-33 của Nga.

Theo báo Nga Sputnik, tàu sân bay Type 001A của Trung Quốc đang trải qua giai đoạn thử nghiệm cuối cùng và sẽ sớm được đưa vào hoạt động chính thức.

Đây là mẫu tàu sân bay Trung Quốc tự đóng mới đầu tiên với khả năng mang theo 40 tiêm kích hạm.

Vấn đề là Trung Quốc hiện đang không có đủ số lượng tiêm kích hạm J-15 phục vụ trên tàu Type 001, theo báo Nga. Mẫu tiêm kích J-15 được Trung Quốc sản xuất đại trà từ năm 2013, nhưng gặp vô số trục trặc nên tập đoàn Shenyang mới chỉ sản xuất chưa tới 40 chiếc.

Một trong những điểm yếu lớn nhất của J-15 là trọng lượng không tải đã lên tới 17,5 tấn, khiến cho J-15 trở thành mẫu tiêm kích hạm nặng nề nhất thế giới. Trong khi đó, chiếc F-18 lừng danh của Mỹ chỉ nặng 14,5 tấn.

Trọng lượng lớn cùng việc phải mang theo nhiều vũ khí có thể khiến cho J-15 không đủ khả năng cất cánh hiệu quả trên tàu sân bay. Theo báo Nga, để khắc phục vấn đề, các mẫu tàu sân bay sắp tới của Trung Quốc sẽ phải bắt buộc lắp máy phóng hỗ trợ.

Thiết bị này giúp máy bay giảm quãng đường cần thiết để đạt vận tốc đủ cất cánh. Nhưng trọng lượng chưa phải vấn đề duy nhất, hệ thống điều khiển của J-15 dường như gặp trục trặc nào đó mà các kỹ sư Trung Quốc chưa thể khắc phục được. Bằng chứng là mẫu máy bay này liên tiếp gặp nạn trong các chuyến bay huấn luyện, khiến Trung Quốc mất nhiều phi công giỏi.

Hồi tháng 7, giới lãnh đạo Trung Quốc dường như đã hết kiên nhẫn với tiêm kích hạm J-15 và đặt ra yêu cầu chế tạo mẫu máy bay mới. Một trong những giải pháp là cải tiến tiêm kích tàng hình J-20 để máy bay này phù hợp khi trang bị trên tàu sân bay.

J-15 gặp vô số trục trặc khiến nhiều phi công giỏi của Trung Quốc bỏ mạng.

J-15 gặp vô số trục trặc khiến nhiều phi công giỏi của Trung Quốc bỏ mạng.

Nhưng J-20 cũng đang gặp vấn đề vì Nga không cấp cho Trung Quốc động cơ AL-31FM2. Mẫu máy bay này cũng chưa từng phóng tên lửa từ khoang giấu bên dưới bụng mà chỉ khoe vũ khí trong các chuyến bay thử.

Chuyên gia quân sự Nga Vasily Kashin nói trên Sputnik rằng Bắc Kinh vẫn phải dùng đến J-15 vì không có giải pháp nào khả dĩ hơn.

“Tôi không nghĩ Trung Quốc có thể chế tạo tiêm kích hạm mới cho đến giữa những năm 2020. Điều đó có nghĩa là họ vẫn phải cải tiến J-15”, Kashin nói.

Chuyên gia Nga nhắc đến việc Trung Quốc phát triển chiếc J-15 dựa trên nguyên mẫu Su-33 ở Ukraine. Bản thân nguyên mẫu này gặp nhiều vấn đề, chưa phải là phiên bản hoàn chỉnh của chiếc Su-33 ngày nay.

“Thay vì trả tiền bản quyền để có thể chế tạo Su-33 ngay tại Trung Quốc, họ lại quyết định tiết kiệm tiền để tạo ra chiếc J-15 với vô số vấn đề này”, Kashin nói.

Trên thực tế, Trung Quốc năm 2009 đã gửi lời đề nghị mua tiêm kích hạm Su-33 của Nga, nhưng bị từ chối khi Nga phát hiện chiếc J-11B là phiên bản nhái của tiêm kích Su-27.

Theo chuyên gia Nga, các kỹ sư Trung Quốc không hiểu hết đặc tính của Su-33, không biết được giới hạn chịu đựng bộ khung máy bay, dẫn đến những tính toán sai lầm.

“Ngày nay, Trung Quốc đã tốn nhiều tiền của, nhiều thời gian vào chiếc J-15 mà vẫn hoạt động kém tin cậy”, Kashin chỉ ra vấn đề. Chuyên gia Nga cho rằng sẽ đến lúc Trung Quốc giải quyết xong vấn đề với các tiêm kích hạm, nhưng cần thêm thời gian và dĩ nhiên là nhiều tiền của hơn nữa.

TQ gấp rút phát triển tiêm kích hạm mới thay thế “thảm họa J-15”

Trung Quốc đang theo đuổi dự án phát triển tiêm kích hạm mới phục vụ tham vọng thống trị đại dương, trong bối cảnh...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Sputnik ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN