Hành khách đứng xem cô gái bị cưỡng hiếp ở Mỹ: Vì sao càng đông càng không ai báo cảnh sát?
Vụ việc cô gái bị cưỡng hiếp trên tàu điện ngầm và những hành khách đi cùng chỉ đứng xem xảy ra ở Philadelphia (Mỹ) đang gây bức xúc lớn trong dư luận. Liệu có cách lý giải nào cho thái độ vô cảm khó chấp nhận ấy?
Hiệu ứng người ngoài cuộc khiến những người trong một đám đông thờ ơ trước hành vi tội ác (ảnh minh họa: CNN)
Theo Cơ quan Giao thông Đông Nam Pennsylvania (Septa), vụ việc cô gái bị cưỡng hiếp trên tàu điện xảy ra vào khoảng 9 giờ tối ngày 13.10 theo giờ địa phương. Khoảng 10 hành khách trên tàu chứng kiến cô gái gặp nạn nhưng không ai ra tay can thiệp, thậm chí có người còn lấy điện thoại ra quay video.
“Có tới 10 người chỉ đứng nhìn. Thay vì gọi 911, họ chỉ đứng chụp ảnh và quay video”, Thomas Nestel III – cảnh sát trưởng Septa – nói.
Vụ việc cô gái bị cưỡng hiếp được cho là có tình tiết khá giống với câu chuyện Kitty Genovese nổi tiếng.
Năm 1964, cô gái tên Kitty Genovese bị sát hại ở ở Queens, New York trong một vụ tấn công bằng dao tàn bạo. 2 tuần sau vụ giết người, tờ New York Times đăng bài viết với tựa đề “37 người đã chứng kiến Genovese bị giết mà không báo cảnh sát”.
Cảnh sát New York khi đó cho hay, có tất cả 38 người đã trông thấy kẻ sát nhân, nhưng chỉ 1 người thông báo cho cơ quan chức năng.
Vụ án Genovese và vụ việc cô gái bị cưỡng hiếp trên tàu điện mới đây là ví dụ điển hình cho một hiệu ứng tâm lý mà các nhà khoa học gọi là “hiệu ứng người ngoài cuộc”. Theo đó, trong một vụ án, nếu càng có nhiều nhân chứng chứng kiến hành vi phạm tội hoặc gương mặt kẻ thủ ác thì khả năng họ báo cho cảnh sát càng giảm thấp.
Các chuyên gia tâm lý học cho rằng, sự thờ ơ là loại cảm xúc có thể lan truyền. Khi ở trong một đám đông và chứng kiến chuyện bất bình, nếu thấy người khác không can thiệp, con người thường có xu hướng giữ im lặng.
Một nghiên cứu tại Mỹ khác cho thấy, phụ nữ bị quấy rối trên đường phố hiếm khi nhận được sự giúp đỡ hoặc can thiệp từ nhân chứng. Nếu có người xuất hiện tương trợ thì đó lại là một người phụ nữ chứ không phải đàn ông.
Tàu điện ngầm ngày càng trở nên mất an toàn đối với phái nữ (ảnh: SCMP)
Theo CNN, hiệu ứng người ngoài cuộc không không phải một căn bệnh tâm lý mà phản ánh việc đạo đức còn người ngày càng xuống cấp nghiêm trọng. Đặc biệt là trong xã hội ngày nay, đời sống đô thị khiến nhiều người ngày càng trở nên vô cảm và điện thoại thông minh giống như một “chiếc máy khử nhân tính”.
Năm 2012, một phụ nữ trẻ bị tấn công tình dục trên tàu điện ngầm ở New York. Không một ai chứng kiến can thiệp, một người thậm chí còn lấy điện thoại ra quay hình vụ tấn công. Đoạn video sau đó được đăng lên các trang web khiêu dâm và thu hút nhiều người xem.
Đoạn video quay cảnh cô gái bị cưỡng hiếp trên tàu điện ngầm hôm 13.10 cho thấy nạn nhân đã cố gắng đẩy gã đàn ông ra xa nhưng bất lực. Vụ việc kéo dài trong khoảng thời gian 45 phút, trong đó cô gái bị cưỡng hiếp 6 phút. Suốt khoảng thời gian đó, hành khách trên tàu chỉ đứng xem, quay video mà không hề can ngăn.
Rõ ràng công nghệ và mạng xã hội đang trở thành chất kích thích giúp “hiệu ứng người ngoài cuộc” lan truyền. Nhiều người ngộ nhận rằng, sống trong không gian ảo giúp họ tách mình ra khỏi tội ác diễn ra ngay trước mắt, CNN bình luận.
Cảnh sát Mỹ đã vào cuộc sau khi cảnh phim khiêu dâm xuất hiện ở bản tin thời tiết trên TV.
Nguồn: [Link nguồn]