Hành động lạ của TQ khi Kim Jong-un chuẩn bị gặp Trump
Trung Quốc gấp rút chuẩn bị cho chuyến thăm của Ngoại trưởng Vương Nghị đến Bình Nhưỡng, trước khi nhà lãnh đạo Kim Jong-un gặp Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị sẽ đến thăm Bình Nhưỡng trong hai ngày 2-3.5
Theo tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP), đây sẽ là chuyến thăm đầu tiên của Trung Quốc ở cấp ngoại trưởng đến Triều Tiên kể từ năm 2007.
Giới phân tích nhận định, đây là động thái cho thấy Bắc Kinh không muốn bị “ra rìa”, trong cuộc đàm phán ba bên, bao gồm Mỹ, Hàn Quốc và Triều Tiên.
Chuyến thăm của ông Vương Nghị sẽ diễn ra trước khi nhà lãnh đạo Kim Jong-un gặp Tổng thống Mỹ Donald Trump, vào ngày mùng 2-3.5.
Trung Quốc là đồng minh và cũng là đối tác kinh tế lớn nhất của Triều Tiên. Nhưng kim ngạch thương mại đã giảm tới 90% kể từ khi Bắc Kinh áp lệnh cấm vận Bình Nhưỡng vì chương trình hạt nhân và tên lửa tầm xa.
Sau hội nghị thượng đỉnh Hàn-Triều diễn ra tốt đẹp hồi tuần trước, Trung Quốc cảm thấy không thể ngồi ngoài, bởi vai trò đồng minh đang dần mờ nhạt, theo SCMP.
Ông Kim không những đồng ý dừng chương trình hạt nhân, mời thanh sát viên quốc tế đến bãi thử hạt nhân mà còn nhất trí với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in về việc ký hiệp ước chính thức chấm dứt Chiến tranh Triều Tiên.
Zhao Tong, chuyên gia nghiên cứu chính sách tại Trung tâm Carnegie-Tsinghua ở Bắc Kinh nhận định, chuyến thăm của ông Vương Nghị diễn ra trong thời điểm này, khẳng định mong muốn của Trung Quốc về việc tham gia vào các cuộc đàm phán giữa hai miền Triều Tiên.
Hồi tháng 4, đặc phái viên của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đến bình Nhưỡng, thể hiện bước tiến mới trong quan hệ hai nước, sau khi ông Kim đến thăm Trung Quốc vào tháng 3.
“Thông qua chuyến thăm của ông Vương, Trung Quốc muốn biết xem liệu ‘hai miền Triều Tiên muốn đàm phán chấm dứt chiến tranh theo hình thức hai bên hay bốn bên”, ông Zhao nói.
Cuộc gặp lịch sử giữa hai nhà lãnh đạo Triều Tiên và Hàn Quốc đã diễn ra tốt đẹp.
“Trung Quốc lo ngại rằng Mỹ sẽ có ghế trong bàn đàm phán trong khi Bắc Kinh bị đẩy ra rìa”.
“Ông Vương có thể sẽ thuyết phục Bình Nhưỡng đồng ý đàm phán bốn bên, đảm bảo vai trò của Bắc Kinh trong tiến trình hòa bình ở hai miền Triều Tiên”, ông Zhao nói.
Ngoài ra, Trung Quốc là quốc gia nắm trong tay công nghệ hạt nhân, nên Bắc Kinh có lý do để tham gia giám sát việc Triều Tiên giải trừ hạt nhân.
Paik Hak-soon, giám đốc trung tâm nghiên cứu Triều Tiên ở Viện Sejong tại Seoul, Hàn Quốc cũng đồng ý với quan điểm của các chuyên gia Trung Quốc.
“Trong cuộc hội đàm năm 2007, chính Bình Nhưỡng, chứ không phải Seoul, nhắc đến đàm phán ba bên, chứ không phải bốn bên”, ông Paik nói. “Đây rõ ràng là dấu hiệu khiến Bắc Kinh lo ngại”.
Ông Paik cho rằng, xét trên khía cạnh địa chính trị, Trung Quốc không thể bị cho “ra rìa” và sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc khôi phục hòa bình trên bán đảo Triều Tiên.
Bonnie Glaser, chuyên gia về Trung Quốc tại Viện Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế có trụ sở tại Washington, Mỹ, nói việc bị cho “ra rìa” là điều không thể chấp nhận được với Bắc Kinh.
“Trung Quốc muốn đảm bảo rằng họ có ghế trên bàn đàm phán và có ảnh hưởng đến các sự kiện sẽ diễn ra trên bán đảo Triều Tiên, ví dụ như kế hoạch gặp ông Trump của Kim Jong-un”, bà Glaser nói.
Bà Glaser nói thêm: “Kim Jong-un đã nhắc đến việc phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, nhưng lại không đả động gì đến yêu cầu quân đội Mỹ rút khỏi Hàn Quốc, điều mà Trung Quốc luôn mong muốn”.
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un đồng ý gặp Tổng thống Mỹ Donald Trump tại khu phi quân sự chia cắt hai miền Triều Tiên, sau khi được...