Hành động khác lạ của loài thủy quái độc nhất đại dương

Kỳ lân biển được mệnh danh là loài thủy quái độc nhất đại dương, biết dùng chiếc sừng để săn cá tuyết khiến các nhà khoa học hết sức ngỡ ngàng.

Lần đầu quay cảnh kỳ lân biển săn cá bằng chiếc sừng.

Theo Science Alert, kỳ lân biển (narwhale) là sinh vật có họ hàng gần gũi với cá voi trắng. Chúng sinh sống ở những vùng biển Bắc cực nên rất ít được con người nhìn thấy. Chiếc sừng sắc nhọn được phát triển từ chiếc răng nanh hàm bên trái của loài cá này.

Đoạn video quay cảnh kỳ lân biển săn mồi do máy bay không người lái ghi lại ở Tremblay Sound, Nunavat, thuộc vùng đông bắc Canada.

Hành động dùng sừng săn cá tuyết đã phần nào lý giải bí ẩn khiến các nhà khoa học đau đầu trong một thập kỷ qua. Đó là câu hỏi: Tại sao ở loài sinh vật này lại tồn tại một chiếc răng nanh trái dài kéo dài qua môi trên và nhô ra từ đầu như sừng của một con kỳ lân trong truyền thuyết? Chức năng và nhiệm vụ của chiếc ngà này là gì?

Hành động khác lạ của loài thủy quái độc nhất đại dương - 1

Loài kỳ lân biển sống ở vùng biển lạnh giá thuộc Bắc cực.

“Đây là một góc nhìn hoàn toàn với về chiếc sừng của kỳ lân biển”, Brandon Laforest, chuyên viên cấp cao về các giống loài và hệ sinh thái Bắc cực nói trên National Geographic.

Theo các nhà nghiên cứu, chiếc sừng sắc nhọn này dài tới 2,7 mét này từng được cho là có thể dùng để gây ấn tượng với bạn tình, tăng khả năng định hướng…

Nhưng các nhà khoa học lần đầu tiên chứng kiến chiếc sừng giống như vũ khí này được dùng để săn cá.

Hành động khác lạ của loài thủy quái độc nhất đại dương - 2

Chiếc sừng lớn khiến cho chúng thường được so sánh như loài kỳ lân huyền thoại trong truyền thuyết.

Cuối năm ngoái, các nhà nghiên cứu đã khám phá ra rằng, chiếc sừng giúp cho kỳ lân biển trở nên độc đáo so với các sinh vật khác trên Trái đất, có thể định vị phương hướng bằng âm thanh.

Do phần ngà không có lớp men cứng bao ngoài nên nước biển sẽ đi qua lỗ trên bề mặt ngà, qua trục chính và kích thích dây thần kinh ở phần cuối răng, gần đầu, từ đó gửi tín hiệu về não.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu sẽ phải tìm hiểu thêm trước khi chính thức xác nhận rằng kỳ lân biển biết dùng chiếc sừng để đi săn cá. Đây cũng có thể là mảnh ghép cuối cùng đối với quá trình tiến hóa của loài sinh vật này.

Cá mập mang thai gặm xác cá voi khổng lồ suốt 17 tiếng

Con cá mập ăn thịt cá voi từ tối thứ 6 đến tận trưa thứ 7.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Daily Star ([Tên nguồn])
Thế giới động vật Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN