Các nước đối phó thế nào trước hành động gây hấn của TQ ở Biển Đông?
Các nước trong khu vực đang tăng cường năng lực của lực lượng cảnh sát biển, tăng cường trang bị các tàu mới nhằm đối phó với các hành động gần đây của Trung Quốc ở Biển Đông.
Tàu cảnh sát biển của Philippines.
Theo SCMP, hôm 17.7, lực lượng cảnh sát biển Philippines tuyên bố sẽ tiếp nhận một tàu tuần tra ngoài khơi dài 84m do Pháp sản xuất vào tháng 12 tới. Đây được cho là tàu tuần tra “hiện đại nhất và lớn nhất” của Philippines cho đến nay.
Con tàu được thiết kế để thực hiện các các hoạt động tuần tra ven biển, trinh sát hàng hải và thực thi pháp luật. Tàu tuần tra này được kỳ vọng sẽ thực hiện tất cả sứ mệnh đảm bảo an toàn và an ninh hàng hải của Philippines ở Biển Đông.
Hồi tháng 2, Philippines cũng đã tiếp nhận 2 tàu cao tốc cao 12m mét từ Nhật Bản trong chương trình hỗ trợ chống khủng bố.
Hồi tháng 5, lần đầu tiên trong vòng 7 năm, Philippines đón tiếp tàu cảnh sát biển USCGC Bertholf của Mỹ. Tàu cảnh sát biển Mỹ đã tham gia cuộc tập trận huấn luyện quân sự với hai tàu cảnh sát biển Philippines, nhằm tăng cường “năng lực tìm kiếm, cứu hộ, an ninh hàng hải và thực thi pháp luật”.
Collin Koh, nhà nghiên cứu tại Chương trình An ninh Hàng hải thuộc Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam ở Singapore, nói: “Có nhiều lý do nhưng Trung Quốc chính là “động lực thôi thúc chủ đạo” khiến các nước phải nâng cao năng lực của lực lượng cảnh sát biển”.
Tàu hải giám Trung Quốc.
Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc cũng cam kết giúp đỡ các quốc gia trong khu vực, bao gồm Việt Nam, trong việc phát triển lực lượng cảnh sát biển và huấn luyện các sĩ quan thuộc lực lượng này.
Việc các nước trong khu vực tăng cường năng lực của cảnh sát biển diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng đẩy mạnh sử dụng các tàu cảnh sát biển hòng khẳng định yêu sách chủ quyền phi lý tại Biển Đông và biển Hoa Đông.
Theo SCMP, Trung Quốc đang tăng cường sử dụng các tàu hải giám để thúc đẩy yêu sách chủ quyền phi lý tại Biển Đông. Điều này cũng cho thấy vai trò ngày càng tăng của các tàu cảnh sát biển, hay còn gọi là các tàu “thân trắng” trong vấn đề Biển Đông.
“Các tàu thân trắng ngày càng hoạt động tích cực hơn tại Biển Đông và vai trò của chúng ngày càng trở nên đáng chú ý hơn”, Zhang Mingliang, giáo sư trợ giảng chuyên nghiên cứu Biển Đông tại Đại học Tế Nam, Trung Quốc, nhận định.
Năm 2012, Trung Quốc chiếm quyền kiểm soát bãi cạn Scarborough từ Philippines, sau căng thẳng kéo dài nhiều tháng giữa các tàu cá và tàu cảnh sát biển, tạo nên một trong những vụ việc căng thẳng nhất trong quan hệ Philippines-Trung Quốc.
“Về lý thuyết, việc triển khai lực lượng cảnh sát biển thay vì hải quân sẽ ít gây căng thẳng hơn, thúc đẩy sự giữ ổn định. Trên thực tế, như chúng ta đã thấy trong các sự kiện gần đây, một số bên đã thực hiện hành vi cưỡng ép nhờ vào lực lượng này”, Koh nói, ám chỉ hành động của Trung Quốc.
3 ngư dân Trung Quốc ngày 29.9 đã thiệt mạng khi lực lượng cảnh sát biển Hàn Quốc cố gắng trấn áp những người này...