Hành động "bước ngoặt" của WHO nhằm đối phó với đại dịch
Hôm 1.12, các nước thành viên của WHO đã đạt được nhất trí về hành động quan trọng nhằm đối phó với Covid-19 và những đại dịch toàn cầu khác có thể xảy ra trong tương lai.
WHO vừa đạt được bước tiến quan trọng trong việc đối phó với Covid-19 và đại dịch có thể xảy ra trong tương lai (ảnh: SCMP)
194 nước thành viên của WHO đã thông qua nghị quyết thành lập cơ quan đàm phán liên chính phủ nhằm thảo luận và xây dựng một hiệp ước toàn cầu để ngăn ngừa, đối phó với đại dịch. Đây sẽ là “bước ngoặt” quan trọng dẫn đến những cải cách y tế sâu rộng toàn cầu, theo SCMP.
Quyết định trên được đưa ra vào ngày cuối cùng trong phiên họp kéo dài 3 ngày của WHO ở Thụy Sĩ. Trong bài phát biểu bế mạc, Tổng Giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus cho rằng thế giới nên “ăn mừng” vì sự kiện này.
“Việc tất cả các nước thành viên nhất trí xây dựng một một hiệp ước toàn cầu nhằm đối phó với đại dịch là điều đáng mừng. Hiệp ước này đem đến niềm tin và sự hy vọng mà tất cả chúng ta đang cần. Vẫn còn nhiều thách thức phía trước, nhưng chúng ta đang chứng minh cho nhau và cho thế giới thấy rằng tất cả sự khác biệt đều có thể được giải quyết vì lợi ích chung”, ông Ghebreyesus nói.
Theo ông Ghebreyesus, hiệp ước mới sẽ giải quyết “toàn bộ điểm yếu trong hệ thống y tế toàn cầu và tăng cường sự hợp tác, cùng đối phó với đại dịch”. Hiệp ước này có thể bao gồm các vấn đề như phân phối vắc xin, vật tư y tế, chia sẻ và minh bạch dữ liệu trong đại dịch.
Phiên họp đầu tiên của cơ quan đàm phán liên chính phủ để thảo luận về hiệp ước mới dự kiến sẽ được tổ chức vào tháng 3.2022. Nỗ lực mới nhất của WHO được đưa ra trong bối cảnh thế giới đang cảnh giác cao độ trước biến thể mới của Covid-19 – Omicron.
“Đây là bước tiến hết sức quan trọng. Chúng ta cần cải cách hệ thống y tế toàn cầu ngay bây giờ để đối phó với các nguy cơ có thể xảy ra trong tương lai. Hiệp ước mới là điều nhân loại đang mong đợi. Nhiều vấn đề sẽ được thảo luận, chủ yếu tập trung vào quyền hạn của WHO, sự giám sát, chia sẻ thông tin, ràng buộc pháp lý và việc sản xuất, phân phối vắc xin”, Sara Davies – chuyên gia nghiên cứu quản lý y tế của Sara Davies – nhận định.
Nguồn: [Link nguồn]
Trong khi hầu hết quốc gia trên thế giới quyết định đóng cửa, hạn chế đi lại nhằm ngăn chặn đà lây lan của biến...