Hàng trăm xe tăng Nga bị phá hủy tại Ukraine có thể là do tên lửa chống tăng NLAW của Anh
Các ước tính cho thấy Nga đã mất hơn 1.500 xe tăng trong cuộc xung đột với Ukraine. Lực lượng Ukraine cho rằng 30%-40% xe tăng Nga bị phá hủy là do tên lửa chống tăng NLAW được Anh cung cấp.
Khi cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine kéo dài, vũ khí chống tăng hạng nhẹ thế hệ kế tiếp (NLAW) tiếp tục tỏa sáng như một biểu tượng của sự phản kháng ngoan cường của Ukraine, theo trang Business Insider.
Binh sĩ Anh khai hỏa tên lửa NLAW trong một buổi huấn luyện ở Ba Lan năm 2018. Ảnh: US Army/Spc. Andrew McNeil
Khi Nga hứng chịu thương vong nặng nề, trên các con đường và vùng nông thôn của Ukraine ngổn ngang thiết bị quân sự bị phá hủy của Nga, đặc biệt là những chiếc xe tăng bị các hệ thống phòng không tương đối đơn giản phá hủy, điển hình là hệ thống NLAW.
Đến nay, các ước tính cho thấy Nga đã mất hơn 1.500 xe tăng ở Ukraine. Trên thực tế, tổn thất xe tăng đã quá cao đến mức Nga buộc phải đưa xe tăng cổ thời Chiến tranh Lạnh T-62 ra khỏi kho để tham chiến tại Ukraine.
Một phần nguyên nhân khiến Nga thất thoát lượng lớn xe tăng là do lực lượng Ukaine đã sử dụng hiệu quả tên lửa NLAW. Lực lượng Ukraine ước tính 30%-40% xe tăng Nga bị phá hủy là do hệ thống NLAW. Sự thành công trong chiến đấu của tên lửa NLAW, có thể là do nó dễ sử dụng và dễ vận chuyển, đã khiến đây trở thành “vũ khí được chọn” của bộ binh Ukraine.
“NLAW được đánh giá hoạt động hiệu quả nhất ở cự ly gần từ 20 m đến 600 m, và lý tưởng trong các hoạt động chiến đấu ở vùng đô thị, bao gồm TP và làng mạc và có thể được sử dụng trong không gian kín” – chuyên gia Peter Suciu cho biết.
“Nặng chỉ 12,5 kg, NLAW rất dễ bắn và đủ nhẹ để người vận hành có thể mang thêm một vũ khí khác như súng trường. NLAW có thể được sử dụng trong một cuộc tấn công từ hầu hết mọi vị trí, từ các tầng trên cùng của tòa nhà cho tới phía sau cây hay thậm chí trong hầm hào" - ông Suciu cho biết thêm.
Tên lửa NLAW có thể sử dụng hai chế độ để tấn công mục tiêu.
Chế độ đầu tiên là tấn công “đột nóc” (overfly top attack - OTA). Ở chế độ này, tên lửa NLAW bay theo một đường bay cao hơn 1 m so với đường ngắm trước khi va chạm mục tiêu từ trên cao ở góc 90 độ. Chế độ thứ hai mà NLAW sử dụng để tấn công mục tiêu là tấn công trực tiếp (direct attack – DA). Ở chế độ này, tên lửa NLAW bay theo đường ngắm và va chạm trực diện vào mục tiêu.
Trong khi phía Ukraine đang ca ngợi sự thành công của tên lửa NLAW thì phía Nga lại đánh giá thấp vũ khí này.
“Hệ thống tên lửa chống tăng di động Javelin và NLAW vốn được quảng cáo nhiều do các nước Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cung cấp cho Ukraine đã hoạt động kém hiệu quả trên chiến trường và đã gây ra nhiều thất bại” – theo hãng thông tấn TASS của Nga.
Tuy nhiên, nhiều hình ảnh cho thấy xe tăng Nga bị phá hủy nằm bên đường ở Ukraine kể từ xung đột nổ ra cho thấy điều ngược lại, theo Business Insider.
Theo hãng tin Sky News, Anh đã cung cấp cho Ukraine hơn 5.000 tên lửa NLAW.
NLAW do Thụy Điển và Anh hợp tác phát triển. Quá trình thiết kế bắt đầu những năm 1990 và kéo dài tới năm 2008 vì hệ thống cần phải đáp ứng một số yêu cầu rất nghiêm ngặt.
Các yêu cầu đặt ra là vũ khí chống tăng mới này không thể vượt qúa 12,7 kg, có thể thích nghi với mọi môi trường khác nhau chẳng hạn như sử dụng trong các hoạt động quốc tế và sẽ có tầm bắn hiệu quả ít nhất 20 m.
Sản phẩm cuối cùng, NLAW hội đủ tất cả yêu cầu của chương trình, vừa hiệu quả lại giá rẻ.
Nguồn: [Link nguồn]
Giới chức Mỹ đang gấp rút điều tra các công ty công nghệ nước này sau khi những con chip do Mỹ sản xuất được tìm thấy trong các vũ khí Nga sử dụng cho chiến dịch quân sự...