Hàng loạt tiêm kích F-35 Mỹ sẽ phải ‘nằm đất’ nếu bị Trung Quốc cắt nguồn cung kim loại hiếm?

Sự kiện: Vũ khí quân sự

Cắt nguồn cung kim loại hiếm có thể trở thành biện pháp gây áp lực của Trung Quốc trong tình huống phát sinh căng thẳng với Mỹ.

Trong trường hợp cần thiết Trung Quốc có thể gây áp lực lên "gót chân Achilles" của Mỹ bằng cách cắt nguồn cung cấp kim loại hiếm quan trọng đó là Coban, nhà báo Gregory Visher của ấn phẩm National Interest (NI) cho biết.

Trong trường hợp cần thiết Trung Quốc có thể gây áp lực lên "gót chân Achilles" của Mỹ bằng cách cắt nguồn cung cấp kim loại hiếm quan trọng đó là Coban, nhà báo Gregory Visher của ấn phẩm National Interest (NI) cho biết.

Coban là một nguyên liệu thô quan trọng đối với nền kinh tế và công nghiệp quốc phòng của Mỹ. Kim loại này rất cần thiết để sản xuất pin lithium-ion trong xe điện, động cơ máy bay phản lực và đặc biệt là thiết bị điện tử dùng trong máy bay chiến đấu F-35.

Coban là một nguyên liệu thô quan trọng đối với nền kinh tế và công nghiệp quốc phòng của Mỹ. Kim loại này rất cần thiết để sản xuất pin lithium-ion trong xe điện, động cơ máy bay phản lực và đặc biệt là thiết bị điện tử dùng trong máy bay chiến đấu F-35.

Theo chuyên gia Gregory Vischer, Mỹ phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu Coban và đây chính là "gót chân Achilles" của Washington, bởi khi nguồn cung gián đoạn, các dây chuyền sản xuất vũ khí hay phương tiện chiến đấu, ví dụ như tiêm kích tàng hình F-35 sẽ bị ngưng trệ

Theo chuyên gia Gregory Vischer, Mỹ phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu Coban và đây chính là "gót chân Achilles" của Washington, bởi khi nguồn cung gián đoạn, các dây chuyền sản xuất vũ khí hay phương tiện chiến đấu, ví dụ như tiêm kích tàng hình F-35 sẽ bị ngưng trệ

"Mỹ đang phụ thuộc quá nhiều vào chuỗi cung ứng Coban, trong khi nguồn cung kim loại hiếm này được kiểm soát bởi các công ty và quốc gia nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc” tác giả bài viết trên tờ NI nhấn mạnh.

"Mỹ đang phụ thuộc quá nhiều vào chuỗi cung ứng Coban, trong khi nguồn cung kim loại hiếm này được kiểm soát bởi các công ty và quốc gia nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc” tác giả bài viết trên tờ NI nhấn mạnh.

Các mỏ Coban trên đất Mỹ ước tính có trữ lượng chỉ vào khoảng 69.000 tấn, chiếm 0,9 tổng trữ lượng kim loại này trên thế giới. Về phần mình, Trung Quốc kiểm soát khoảng 14% sản lượng quặng Coban của toàn hành tinh.

Các mỏ Coban trên đất Mỹ ước tính có trữ lượng chỉ vào khoảng 69.000 tấn, chiếm 0,9 tổng trữ lượng kim loại này trên thế giới. Về phần mình, Trung Quốc kiểm soát khoảng 14% sản lượng quặng Coban của toàn hành tinh.

Bên cạnh đó, các công ty Trung Quốc sở hữu hoặc có cổ phần trong nhiều doanh nghiệp khai thác Coban nước ngoài, giúp họ có thêm công cụ và sức mạnh trong việc chi phối thị trường.

Bên cạnh đó, các công ty Trung Quốc sở hữu hoặc có cổ phần trong nhiều doanh nghiệp khai thác Coban nước ngoài, giúp họ có thêm công cụ và sức mạnh trong việc chi phối thị trường.

Tất cả những điều này mang lại cho Bắc Kinh một sức ảnh hưởng to lớn trên thị trường thế giới đối với những nguyên liệu thô quý hiếm, mà sự phụ thuộc của nước Mỹ vào nhập khẩu là gần mức 100%.

Tất cả những điều này mang lại cho Bắc Kinh một sức ảnh hưởng to lớn trên thị trường thế giới đối với những nguyên liệu thô quý hiếm, mà sự phụ thuộc của nước Mỹ vào nhập khẩu là gần mức 100%.

“Trung Quốc có thể hạn chế nguồn cung Coban toàn cầu, họ sẽ sử dụng phương pháp này như cách để gây áp lực lên Mỹ nếu hai bên phát sinh căng thẳng, tương tự như cách Nga dùng khí đốt để khống chế châu Âu” chuyên gia phân tích của tờ NI tin tưởng.

“Trung Quốc có thể hạn chế nguồn cung Coban toàn cầu, họ sẽ sử dụng phương pháp này như cách để gây áp lực lên Mỹ nếu hai bên phát sinh căng thẳng, tương tự như cách Nga dùng khí đốt để khống chế châu Âu” chuyên gia phân tích của tờ NI tin tưởng.

Một thời gian trước, chính phủ Trung Quốc đã ngừng xuất khẩu các nguyên tố đất hiếm sang Nhật Bản. Ông Gregory Vischer lo ngại hành động tương tự có thể được thực hiện với nguồn cung Coban.

Một thời gian trước, chính phủ Trung Quốc đã ngừng xuất khẩu các nguyên tố đất hiếm sang Nhật Bản. Ông Gregory Vischer lo ngại hành động tương tự có thể được thực hiện với nguồn cung Coban.

Vấn đề về nguồn cung cấp Coban đe dọa Mỹ với những hậu quả rất lớn. Đặc biệt, nước này sẽ gặp khó khăn trong việc chế tạo sản phẩm quân sự công nghệ cao. Tất cả những điều này gây ra thách thức nghiêm trọng cho an ninh quốc gia của Mỹ.

Vấn đề về nguồn cung cấp Coban đe dọa Mỹ với những hậu quả rất lớn. Đặc biệt, nước này sẽ gặp khó khăn trong việc chế tạo sản phẩm quân sự công nghệ cao. Tất cả những điều này gây ra thách thức nghiêm trọng cho an ninh quốc gia của Mỹ.

Không chỉ Coban, trước đó xuất hiện tiếng nói lo ngại về việc Mỹ còn bị khống chế nguồn cung Antimon - thứ kim loại màu cũng cực kỳ quan trọng đối với công nghiệp quốc phòng của họ khi được sử dụng trong nhiều loại đạn công nghệ cao.

Không chỉ Coban, trước đó xuất hiện tiếng nói lo ngại về việc Mỹ còn bị khống chế nguồn cung Antimon - thứ kim loại màu cũng cực kỳ quan trọng đối với công nghiệp quốc phòng của họ khi được sử dụng trong nhiều loại đạn công nghệ cao.

Trung Quốc nếu xét về trữ lượng Antimon thì đứng đầu thế giới một cách vững chắc với 51,88%, trong khi Nga đứng thứ hai với 19,12%, điều gì sẽ xảy ra nếu hai quốc gia trên bắt tay nhau ngừng cung cấp cho Mỹ?

Trung Quốc nếu xét về trữ lượng Antimon thì đứng đầu thế giới một cách vững chắc với 51,88%, trong khi Nga đứng thứ hai với 19,12%, điều gì sẽ xảy ra nếu hai quốc gia trên bắt tay nhau ngừng cung cấp cho Mỹ?

Giới phân tích cho rằng nếu viễn cảnh trên xảy ra thì chỉ trong vòng 3 năm, một phần đáng kể thiết bị quân sự của Mỹ sẽ biến thành sắt vụn do không có đủ nguyên liệu thô cần thiết để sản xuất phụ tùng thay thế và chế tạo sản phẩm mới.

Giới phân tích cho rằng nếu viễn cảnh trên xảy ra thì chỉ trong vòng 3 năm, một phần đáng kể thiết bị quân sự của Mỹ sẽ biến thành sắt vụn do không có đủ nguyên liệu thô cần thiết để sản xuất phụ tùng thay thế và chế tạo sản phẩm mới.

Trước tình hình trên, đã có khá nhiều tiếng nói trong nước Mỹ yêu cầu cấp phép cho việc khai thác quặng kim loại hiếm trên quy mô lớn nhằm tránh phụ thuộc vào nước ngoài.

Trước tình hình trên, đã có khá nhiều tiếng nói trong nước Mỹ yêu cầu cấp phép cho việc khai thác quặng kim loại hiếm trên quy mô lớn nhằm tránh phụ thuộc vào nước ngoài.

Nguồn: [Link nguồn]

Lầu Năm Góc ngừng nhận lô tiêm kích tàng hình F-35 vì động cơ có hợp kim từ Trung Quốc

Lầu Năm Góc tạm ngừng tiếp nhận các máy bay chiến đấu F-35 vì hợp kim của nam châm trong động cơ máy bay được sản xuất tại Trung Quốc.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Việt Dũng - National Interest ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN