Hàng chục binh lính, cảnh sát Myanmar đầu hàng quân nổi dậy

Hàng chục người của lực lượng an ninh Myanmar đã đầu hàng hoặc bị bắt, khi chiến dịch tấn công phối hợp của các nhóm nổi dậy ngày càng mở rộng quy mô.

Cờ của một lực lượng thuộc phe nổi dậy được cắm trên công trình xây dựng dang dở ở làng Khawmawi, gần biên giới Ấn Độ, ngày 14/11. (Ảnh: Reuters)

Cờ của một lực lượng thuộc phe nổi dậy được cắm trên công trình xây dựng dang dở ở làng Khawmawi, gần biên giới Ấn Độ, ngày 14/11. (Ảnh: Reuters)

Ít nhất 28 cảnh sát đã từ bỏ vũ khí và đầu hàng quân đội Arakan (AA) và 10 binh lính bị bắt, AA cho biết.

AA là một trong ba lực lượng dân tộc thiểu số thực hiện chiến dịch tấn công phối hợp chống lại chính quyền quân sự vào cuối tháng 10 vừa qua.

Lệnh giới nghiêm đã được áp đặt ở Sittwe, thủ phủ bang Rakhine, nơi các xe tăng xuất hiện trên đường phố, chính quyền ở đó cho biết.

Lực lượng nổi dậy giành được một số thị xã và đồn quân sự, trong đó có những đồn nằm sát biên giới với Trung Quốc, tạo nên phép thử lớn nhất đối với chính quyền quân sự Myanmar kể từ cuộc đảo chính năm 2021.

Ngày 14/11, ông Zaw Min Tun, phát ngôn viên chính quyền quân sự, cáo buộc các nhóm nổi dậy “đang phá hủy toàn bộ đất nước”, và nói rằng thông tin về việc họ chiếm được các đồn quân sự chỉ là “tuyên truyền”.

“Kẻ thù đã rút lui sau khi mất người. Chúng tôi đang cố gắng kết hợp các đồn nhỏ lại một cách chiến lược”, ông Zaw Min Tun nói.

Phát ngôn viên chính quyền quân sự cho biết, chiến sự đang diễn ra tại các bang Shan, Rakhine và Kayah. Ông không bình luận về thông tin người của lực lượng an ninh đầu hàng.

Chiến sự cũng được báo cáo ở bang Chin, miền đông bắc đất nước, nơi 43 binh lính Myanmar đã vượt biên sang bang Mizoram của Ấn Độ sau cuộc tấn công của phe nổi dậy, một quan chức cảnh sát ở Mizoram cho biết.

Theo một quan chức an ninh Ấn Độ, hầu hết binh lính Myanmar đều đã được lực lượng Ấn Độ đưa đến điểm ở biên giới để trao trả cho chính quyền Myanmar.

Tuần trước, người đứng đầu chính quyền quân sự Myanmar nói rằng đất nước đang đứng trước nguy cơ chia cắt vì phản ứng không hiệu quả với cuộc nổi dậy của những người mà ông gọi là “khủng bố”.

Trong nhiều thập kỷ, quân đội Myanmar luôn khẳng định rằng họ là lực lượng duy nhất có thể duy trì một đất nước đa dạng như Myanmar. Những người phản đối kêu gọi phải có một hệ thống dân chủ liên bang.

Giao tranh ở Myanmar lan sang mặt trận mới, hàng ngàn người chạy sang Ấn Độ

Các nhóm nổi dậy dân tộc thiểu số đã tấn công nhiều chốt an ninh ở Myanmar trong ngày 13/11, khi giao tranh lan ra hai mặt trận mới, khiến hàng nghìn người phải vượt biên sang nước...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Bình Giang - Reuters ([Tên nguồn])
Tin tức Myanmar Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN