Hàn Quốc muốn 'tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp' với Triều Tiên để bình thường hóa quan hệ

Hàn Quốc cho biết nước này có kế hoạch "tìm cách tiếp xúc trực tiếp và gián tiếp” với Triều Tiên nhằm mở ra cơ hội cải thiện quan hệ liên Triều vốn căng thẳng trong suốt một năm vừa qua.

Bộ Thống Nhất Hàn Quốc hôm 27-1 tuyên bố nước này sẽ thúc đẩy "bình thường hóa” quan hệ liên Triều trong năm nay bằng việc tìm kiếm các cách thức tiếp xúc cả "gián tiếp và trực tiếp” với Triều Tiên, bao gồm ủng hộ các tổ chức dân sự nối lại liên lạc với Bình Nhưỡng, theo hãng thông tấn Yonhap.

Hàn Quốc muốn "bình thường hóa" quan hệ với Triều Tiên trong năm nay. Ảnh: Im Byung-shik/YONHAP/AP

Hàn Quốc muốn "bình thường hóa" quan hệ với Triều Tiên trong năm nay. Ảnh: Im Byung-shik/YONHAP/AP

Trong báo cáo trình lên Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol về các nhiệm vụ chủ chốt trong năm 2023, Bộ Thống nhất đã vạch ra bảy mục tiêu chính sách chính tập trung vào việc cải thiện mối quan hệ vốn đang lạnh nhạt với Bình Nhưỡng cũng như đặt nền móng cho sự nghiệp thống nhất bán đảo Triều Tiên.

Theo Bộ này, một mặt Hàn Quốc sẽ kiên quyết chống lại các hành động khiêu khích của Triều Tiên thông qua mối quan hệ liên minh với Mỹ, mặt khác chính quyền Seoul cũng sẽ nỗ lực khởi động lại đối thoại liên Triều trong năm nay.

Bộ này cho biết chính phủ Hàn Quốc có kế hoạch "tìm cách tiếp xúc trực tiếp và gián tiếp với Triều Tiên thông qua các nhóm dân sự và tổ chức quốc tế nhằm mở ra cơ hội cải thiện quan hệ liên Triều đang căng thẳng".

Nếu các cuộc đối thoại liên Triều khởi động trở lại, Bộ Thống Nhất sẽ ưu tiên giải quyết các vấn đề xuất phát từ sự chia cắt của hai miền Triều Tiên như các gia đình ly tán do chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) hay công dân Hàn Quốc hiện còn giam giữ ở Bình Nhưỡng.

Bộ trưởng Bộ Thống Nhất Kwon Young-se tuyên bố Bộ này sẽ không đưa ra bất kỳ lời đề nghị mới nào cho đối thoại với Bình Nhưỡng, song khẳng định Seoul vẫn sẵn sàng nối lại đối thoại bất cứ lúc nào. Ông cho hay: “Điều quan trọng là Triều Tiên phải quay lại đối thoại một cách chân thành".

Bên cạnh đó, Bộ Thống Nhất cũng sẽ công bố kế hoạch chi tiết trung và dài hạn mới về thống nhất liên Triều, tạm gọi là “Sáng kiến tương lai mới về thống nhất", với mục tiêu cuối cùng là đặt nền móng cho sự thống nhất hòa bình.

Hàn Quốc dự kiến công bố tầm nhìn mới trong năm nay sau khi tham vấn ý kiến các chuyên gia và công chúng.

Triều Tiên đã đình chỉ mọi hoạt động hợp tác với Hàn Quốc kể từ khi cuộc đàm phán hạt nhân với Mỹ sụp đổ vào năm 2019 do những bất đồng liên quan tới việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt do Washington dẫn đầu cũng như các bước cắt giảm chương trình vũ khí hạt nhân và tên lửa, theo hãng AP.

Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên leo thang trong năm 2022 với việc Bình Nhưỡng gia tăng số lượng vụ phóng thử tên lửa và bắn đạn pháo, nhiều hơn bất kỳ thời điểm nào trong lịch sử với sự đa dạng của nhiều hệ thống tên lửa, bao gồm những hệ thống có thể đe dọa toàn bộ Hàn Quốc và vươn đến lãnh thổ đất liền của Mỹ.

Trong khi đó, chính quyền Seoul dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Yoon đã tìm cách thắt chặt quan hệ với Mỹ thông qua việc thường xuyên tiến hành các cuộc tập trận quy mô lớn.

Hàn Quốc tuyên bố sẽ tự trang bị vũ khí hạt nhân nếu căng thẳng với Bình Nhưỡng gia tăng

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol cho biết Seoul sẽ tự xây dựng kho vũ khí hạt nhân nếu căng thẳng với Bình Nhưỡng tiếp tục gia tăng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo VĨNH KHANG ([Tên nguồn])
Tin tức Triều Tiên Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN