Hàn Quốc đạt bước tiến đột phá về Covid-19, phát hiện nhiều thông tin chưa từng được biết

Các nhà khoa học Hàn Quốc đã tạo thành công “bản đồ độ phân giải cao” về đoạn mã di truyền ARN của SARS-CoV-2, giúp hiểu biết rõ hơn về chủng virus gây dịch Covid-19.

Theo SCMP, nhóm nghiên cứu đạt bước tiến đột phá do hai nhà khoa học V. Narry Kim và Chang Hyeshi dẫn dầu, công tác tại Trung tâm Nghiên cứu RNA của Viện Khoa học Cơ bản Seoul.

Nhóm nghiên cứu cũng hợp tác với một nhánh của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC). “Chúng tôi tạo ra bản đồ độ phân giải cao về cấu trúc di truyền của SARS-CoV-2”, Kim nói. “Bản đồ này sẽ giúp hiểu rõ hơn về cách virus nhân bản và cách chúng lẩn trốn hệ miễn dịch của con người”.

Kim là một trong những nhà nghiên cứu hàng đầu ở Hàn Quốc. Cô là hình mẫu cho các nhà khoa học trẻ, đặc biệt là phụ nữ - đối tượng chỉ chiếm 19% lực lượng lao động trong các ngành khoa học của Hàn Quốc.

Giáo sư Lee Hoanjong tại Bệnh viện Nhi đồng thuộc Đại học Quốc gia Seoul cho biết, nghiên cứu cho phép dự đoán loại protein nào được tạo ra bởi virus, từ đó giúp phát triển vaccine.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học hôm 9.4. SARS-CoV-2 không tự nhân bản mà virus chứa mã di truyền. Khi tìm được tế bào sống phù hợp, virus sẽ đưa đoạn mã di truyền này vào tế bào để kích hoạt cơ chế nhân bản.

Nhóm các nhà nghiên cứu SARS-CoV-2 ở Hàn Quốc.

Nhóm các nhà nghiên cứu SARS-CoV-2 ở Hàn Quốc.

Đoạn mã di truyền của SARS-CoV-2 chứa tới 30.000 ký tự. Khi sao chép với số lượng lớn, virus còn tạo ra nhiều đoạn mã di truyền nhỏ hơn để tạo ra các loại protein với chức năng khác nhau, như ức chế hệ miễn dịch ở người.

Các nhà nghiên cứu Hàn Quốc đã sử dụng hai kỹ thuật giải trình tự di truyền, xác định từng chức năng của từng đoạn mã di truyền, từ đó phát hiện thêm nhiều đoạn mã ở cấp nhỏ hơn, chưa rõ virus dùng để làm gì.

“Bên cạnh cấu trúc của SARS-CoV-2, chùng tôi còn tìm thấy nhiều thông tin di truyền (RNA) bí ẩn chưa từng được biết đến”, Kim nói. “Phát hiện mới này có thể giải thích cách SARS-CoV-2 tiến hóa một cách nhanh chóng, lây nhiễm từ vật sang người…”.

Các mã di truyền nhỏ còn giúp virus hình thành cơ chế giúp tránh khỏi sự truy lùng của hệ miễn dịch bên trong vật chủ.

Hiểu được toàn bộ chuỗi di truyền, biết được virus có thể sản sinh các dạng protein nào là yếu tố quan trọng giúp hình thành vaccine. Đó là vì SARS-CoV-2 có cơ chế thích nghi nên nếu chỉ tập trung vào ức chế một loại protein cụ thể, virus có thể dùng mã di truyền sản xuất kiểu protein khác.

Kim nói nhóm nghiên cứu sẽ tập trung vào tìm hiểu các chức năng từng của từng RNA nhỏ để xem sự biến đổi của virus tác động ra sao đến sự nhân bản và phản ứng của hệ miễn dịch.

Các nghiên cứu về kiểu gene của SARS-CoV-2 trước đây cho thấy virus có cơ chế khá giống với virus HIV, giúp kết nối với tế bào người nhanh gấp 1.000 virus Corona gây dịch SARS.

Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:

- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.

- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.

- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.

- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 1900322819009095.

Nguồn: [Link nguồn]

Phát hiện mới về sự lây nhiễm virus SARS-CoV-2 từ người sang người

Một nghiên cứu vừa cho biết bệnh nhân mắc COVID-19 ở trạng thái triệu chứng nhẹ là lúc có khả năng lây mạnh nhất cho...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - SCMP ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN