Hàn Quốc chi mạnh, xây dựng năng lực quân đội tập trung đối phó Triều Tiên
Hàn Quốc sẽ tăng chi tiêu quốc phòng lên khoảng 6,8%/năm trong 5 năm tới, tập trung vào những năng lực đối phó với mối đe dọa từ Triều Tiên.
Đảm bảo khả năng răn đe, phòng thủ ba trục "áp đảo"
Ngày 28/12, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc đã công bố kế hoạch phòng thủ giữa nhiệm kỳ đầu tiên dưới thời chính quyền Tổng thống Yoon suk Yeol giữa bối cảnh căng thẳng vì các vụ phóng thử tên lửa và xâm nhập bằng máy bay không người lái của Triều Tiên leo thang. Kế hoạch chi tiêu này sẽ cần được Quốc hội thông qua.
Trong giai đoạn 2023-2027, Triều Tiên sẽ chương trình tái củng cố quốc phòng như đảm bảo hệ thống tàu ngầm tầm trung được trang bị tên lửa đạn đạo, bổ sung chiến đấu cơ tàng hình và duy trì số lượng quân nhân ở mức 500.000 người.
Bộ Quốc phòng Hàn Quốc hy vọng sẽ chi 331,4 nghìn tỉ won (khoảng 261 tỉ USD) trong thời gian 5 năm bao gồm 107,4 tỉ won để cải thiện năng lực phòng vệ, 224 nghìn tỉ won để quản lý binh sĩ, thiết bị và cơ sở hạ tầng.
Chiến cơ F-35 của Hàn Quốc và chiến cơ F-16 của Không lực Mỹ trong một cuộc tập trận chung. Ảnh - Yonhap
Nước này cũng tăng ngân sách quốc phòng vốn đang ở mức 54,6 nghìn tỉ won trong năm nay lên 57,1 nghìn tỉ won trong năm tới; 61,4 nghìn tỉ won trong năm 2024; 66 nghìn tỉ won trong năm 2025; 70,9 nghìn tỉ won trong năm 2026 và 76 nghìn tỉ won trong năm 2027.
Trong thời gian này, tỉ lệ tăng trung bình là khoảng 6,8%.
Về chi tiết, kế hoạch bao gồm một loạt các chương trình được thiết kế để đảm bảo khả năng răn đe, phòng thủ ba trục "áp đảo" bao gồm: Trừng phạt và Trả đũa trên diện rộng đối với Triều Tiên; Kế hoạch hoạt động nhằm làm mất khả năng lãnh đạo của Triều Tiên nếu xảy ra một cuộc xung đột lớn; Nền tảng tấn công phủ đầu Kill Chain; và Hệ thống phòng thủ tên lửa và phòng không Hàn Quốc.
Theo đó, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc dự định mua thêm máy bay phản lực tàng hình để tăng cường khả năng tấn công "thời gian thực" chống lại các mục tiêu đang di chuyển và triển khai các tên lửa đất đối đất chiến thuật để tăng cường khả năng tiêu diệt các mục tiêu trong đường hầm của địch.
Bộ cũng có kế hoạch bổ sung các tàu ngầm hạng trung được trang bị tên lửa đạn đạo để tăng cường khả năng tấn công "bất ngờ" cũng như các phương tiện "phi động năng", chẳng hạn như bom "cắt điện".
Để xây dựng một hệ thống phòng thủ tên lửa "đa lớp", bộ này có kế hoạch triển khai các hệ thống radar và radar cảnh báo sớm tên lửa đạn đạo trên các tàu khu trục Aegis 8.000 tấn để tăng cường khả năng phát hiện "mọi hướng".
Bộ cũng dự kiến hoàn tất việc triển khai tên lửa đất đối không tầm trung Cheongung-II và triển khai một số tên lửa đánh chặn đất đối không tầm xa (L-SAM) tiên tiến.
Hơn nữa, Hàn Quốc còn có kế hoạch đảm bảo các công nghệ cốt lõi - cần thiết cho sự phát triển của hệ thống chống tên lửa, được gọi là phòng thủ tên lửa tầm thấp (LAMD) - vào năm 2026.
Để tăng cường khả năng chống máy bay không người lái, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc sẽ thực hiện bốn dự án lớn ước tính tổng trị giá 560 tỷ won, bao gồm triển khai hệ thống vũ khí laser.
Chính quyền Hàn Quốc cũng nhắm tới mục đích phát triển hơn nữa một hệ thống chiến đấu dựa trên trí tuệ nhân tạo sử dụng cả nền tảng phòng thủ có người lái và không người lái với mục đích giảm thiểu thương vong trong chiến đấu và nâng cao hiệu quả hoạt động.
Về cơ cấu lực lượng, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc dự kiến duy trì số lượng quân nhân tại ngũ ở mức 500.000 người. Con số này ở mức 618.000 vào đầu năm 2018, đã giảm xuống còn 500.000 trong năm nay do sự sụt giảm nguồn nhân lực chủ yếu xuất phát từ tỷ lệ sinh thấp.
Tông thống Hàn Quốc muốn lập một đơn vị UAV sau vụ xâm nhập từ Triều Tiên
Trước đó, Tổng thống Hàn Quốc cũng và kêu gọi xúc tiến thành lập một đơn vị UAV, cam kết củng cố năng lực giám sát và trinh sát cho quân đội Hàn Quốc sau khi quân đội nước này lúng túng trong ứng phó 5 UAV Triều Tiên tiến vào không phận.
Liên quan tới sự việc này, hãng thông tấn Yonhap dẫn lời các quan chức trong chính phủ cho biết, trong cuộc họp với Bộ trưởng Quốc phòng Lee Jong-sup sáng 27/12, Tổng thống Yoon Suk Yeol chỉ trích Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc: "Tại sao không có sự chuẩn bị trước, phòng các đợt xâm nhập của UAV Triều Tiên? Nhiều trường hợp đã xảy ra trước đây, ông đã làm gì cho đến lúc này?".
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol trong cuộc họp nội các tại Văn phòng Tổng thống ngày 27/12. Ảnh - Yonhap
Trong sự việc xảy ra ngày 26/12, Hàn Quốc ngày 26/12 đã triển khai tiêm kích, trực thăng vũ trang và cường kích hạng nhẹ để ứng phó 5 UAV Triều Tiên. Một trực thăng vũ trang Hàn Quốc đã khai hỏa 100 phát đạn về phía UAV Triều Tiên, nhưng không chiếc nào bị rơi.
Không chỉ vậy, một cường kích hạng nhẹ Hàn Quốc còn gặp sự cố và rơi, trong khi các UAV được cho là đã quay về vùng trời Triều Tiên sau 7 giờ hiện diện trên không phận Hàn Quốc.
Sau khi nghe báo cáo, Tổng thống Yoon chỉ trích: "Ông nói là việc huấn luyện không phù hợp, chẳng lẽ ông không làm gì sao?".
Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc (JCS) cũng ra tuyên bố xin lỗi vì không thể bắn hạ những UAV này.
Vụ 5 máy bay không người lái Triều Tiên xâm nhập lãnh thổ Hàn Quốc gần đây đặt ra những thách thức mới với Seoul, khi các chiến lược đối phó Bình Nhưỡng lâu nay chỉ nhằm...
Nguồn: [Link nguồn]