Hamas từ đâu ra, vì sao "không đội trời chung" với Israel?

Cuộc tấn công tàn khốc của Hamas vào Israel hôm 7/10 đã dẫn đến một chiến dịch ném bom đáp trả đẫm máu ở Dải Gaza. 

Một quả rocket bắn từ Dải Gaza về phía Israel ngày 7/10. Ảnh: Reuters

Một quả rocket bắn từ Dải Gaza về phía Israel ngày 7/10. Ảnh: Reuters

Israel và nhóm vũ trang Palestine Hamas đã bị cuốn vào cuộc xung đột leo thang khiến hơn 1.000 người thiệt mạng trong 2 ngày.

Hôm 7/10, Hamas phát động chiến dịch tấn công chưa từng có vào Israel, cho nổ tung nhiều đoạn hàng rào ngăn cách ở biên giới Israel và đưa các tay súng vào các khu dân cư Israel dọc biên giới với Dải Gaza. Cuộc tấn công khiến ít nhất 700 người chết và nhiều người Israel bị bắt làm con tin.

Động thái của Hamas khiến chính quyền của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tuyên bố tình trạng chiến tranh và cảnh báo về "một cuộc chiến khó khăn, kéo dài". Israel sau đó mở chiến dịch không kích đáp trả vào Dải Gaza, san bằng nhiều tòa nhà và các khu dân cư ở đây. Ít nhất, 400 người Palestine đã thiệt mạng ở Dải Gaza, tính đến sáng 9/10.

Vì sao Hamas tấn công Israel? Nguyên nhân sâu xa nào khiến lực lượng này "không đội trời chung" với chính quyền Jerusalem? Bài viết của Al Jazeera sẽ giải đáp các thắc mắc này.

Hamas là gì?

Các tay súng Hamas. Ảnh: AP

Các tay súng Hamas. Ảnh: AP

Theo Al Jazeera, Hamas là viết tắt của Phong trào Kháng chiến Hồi giáo. Trong tiếng Ả Rập, nó có nghĩa là "sự nhiệt tình".

Nhóm vũ trang này kiểm soát chính trị ở Dải Gaza, một vùng rộng lớn khoảng 365 km vuông và là nơi sinh sống của hơn 2 triệu người Palestine. Tuy nhiên, Dải Gaza bị Israel phong tỏa từ năm 2006, sau khi Hamas giành thế đa số trong cuộc bầu cử Quốc hội Palestine.

Hamas nắm quyền ở Dải Gaza kể từ năm 2007, sau khi chiến thắng trong một cuộc chiến chóng vánh với Fatah, lực lượng trung thành với Tổng thống Mahmoud Abbas - người đứng đầu chính quyền Palestine và Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO).

Thành lập nhằm mục đích gì?

Hamas do thủ lĩnh Hồi giáo Sheikh Ahmed Yasin cùng phụ tá Abdul Aziz al-Rantissi thành lập ở Dải Gaza vào năm 1987, ngay sau khi bắt đầu phong trào Intifada - một cuộc nổi dậy chống lại sự chiếm đóng của Israel trên các vùng mà Palestine tuyên bố là lãnh thổ.

Phong trào Hamas khởi đầu với vai trò như một nhánh của tổ chức chính trị Muslim Brotherhood (Anh em Hồi giáo) ở Ai Cập và thành lập một nhánh quân sự có tên gọi là Lữ đoàn Izz al-Din al-Qassam, để theo đuổi cuộc đấu tranh vũ trang chống lại Israel, nhằm giải phóng Palestine.

Hamas cũng cung cấp các chương trình phúc lợi xã hội cho người Palestine ở các khu vực do Israel kiểm soát.

“Không đội trời chung” với Israel

Trước vụ tấn công hôm 7/10, Hamas và quân đội Israel đã đụng độ nhau vào các năm 2008, 2012, 2014 và 2021.

Trước vụ tấn công hôm 7/10, Hamas và quân đội Israel đã đụng độ nhau vào các năm 2008, 2012, 2014 và 2021.

Không giống Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO), Hamas không công nhận tư cách nhà nước của Israel.

"Chúng tôi sẽ không từ bỏ một tấc đất quê hương của người Palestine bất kể mọi sức ép và sự kiểm soát từ Israel", Khaled Meshaal, thủ lĩnh lưu vong của Hamas, tuyên bố năm 2017.

Hamas kịch liệt phản đối hiệp định hòa bình Oslo do Israel và PLO ký kết vào giữa thập niên 90. Nhóm vũ trang này còn cam kết thành lập nhà nước Palestine trong phạm vi biên giới của mình. Hamas theo đuổi mục tiêu đó bằng các hoạt động bạo lực nhằm vào binh lính dân thường Israel ở các vùng lãnh thổ của Palestine bị Israel kiểm soát và ở Palestine.

Hamas và một số nhánh quân của nhóm này bị Israel, Mỹ, Liên minh châu Âu, Canada, Ai Cập và Nhật Bản coi là "tổ chức khủng bố".

Đồng minh

Theo Al Jazeera, Hamas là một phần của liên minh khu vực bao gồm Iran, Syria và nhóm Hezbollah ở Lebanon, vốn phản đối chính sách của Mỹ ở Trung Đông và Israel.

Hamas và Islamic Jihad, nhóm vũ trang lớn thứ 2 trong khu vực, thường đoàn kết chống lại Israel và là những thành viên quan trọng nhất của các chiến dịch chung điều phối hoạt động quân sự giữa các nhóm vũ trang khác nhau ở Dải Gaza.

Nguyên nhân Hamas tấn công Israel

Khaled Qadomi, phát ngôn viên của Hamas, tuyên bố, nhóm này thực hiện chiến dịch quân sự để đáp trả các hành động, mà nhóm này cho là tàn bạo, nhắm vài người Palestine trong nhiều thập kỷ. 

"Chúng tôi muốn cộng đồng quốc tế chấm dứt hành động tàn bạo nhằm vào người dân Palestine ở Dải Gaza hay các thánh địa của chúng tôi như nhà thờ Hồi giáo Al-Aqsa. Tất cả những điều đó là lý do dẫn đến cuộc chiến này", Qadomi nói.

Hamas còn kêu gọi các nhóm vũ trang khác tham gia cuộc chiến nhằm vào Israel, nói rằng cuộc tấn công ngày 7/10 chỉ là khởi đầu.

Hamas nhằm vào dân thường?

Osama Hamdan, phát ngôn viên cấp cao của Hamas, nói rằng nhóm này không nhằm vào dân thường. Tuy nhiên, một số video của nhóm cho thấy các tay súng bắt giữ người Israel làm con tin trong cuộc tấn công ngày 7/1.

Một số tổ chức quốc tế cũng cho rằng các tay súng Hamas sát hại dân thường Israel. Hamdan lưu ý, nhóm này chỉ tấn công những người Israel định cư trong các khu định cư mà nhóm cho là bất hợp pháp (trên đất Palestine).

"Cần phân biệt rõ giữa người định cư và thường dân. Những người định cư đã tấn công người Palestine", Hamdan nói.

Đống đổ nát sau vụ không kích đáp trả của quân đội Israel nhằm vào Dải Gaza. Ảnh: AP

Đống đổ nát sau vụ không kích đáp trả của quân đội Israel nhằm vào Dải Gaza. Ảnh: AP

Hamas tấn công Israel hôm 7/10 như thế nào?

Theo NDTV, các video cho thấy nhiều tay súng Hamas dùng tàu lượn có động cơ để vượt qua các trạm kiểm soát, xâm nhập vào lãnh thổ Israel.

Các máy bay không người lái có vũ trang cũng được Hamas sử dụng lần đầu tiên để phá hủy xe tăng có chế độ phòng thủ tốt nhất của Israel - Merkava IV.

Trong số hàng nghìn quả rocket mà Hamas bắn vào Israel, có một số quả rơi xuống thành phố Tel Aviv từ khoảng cách hơn 70km cho thấy, Hamas có thể đã gắn hệ thống dẫn đường vào một số quả rocket.

Hamas còn cố tiến vào lãnh thổ Israel bằng đường biển. Tuy nhiên, nhiều chiếc thuyền của nhóm này đã bị lực lượng Israel đánh chặn.

Cuộc tấn công ngày 7/10 ghi nhận Hamas một lần nữa sử dụng việc bắt giữ con tin và dân thường làm lá chắn sống. Hamas cho biết, các tay súng của nhóm đã bắt giữ một số người ở các khu định cư thuộc miền nam Israel, đồng thời công bố video quay cảnh các tay súng kéo lê các binh sĩ Israel người bê bết máu. Nhóm này còn tuyên bố đã bắt giữ một số sĩ quan quân đội cấp cao của Israel.

Theo Al Jazeera, việc nhiều người Israel bị bắt làm con tin gợi lại ký ức về vụ bắt giữ binh sĩ Israel Gilad Shalit năm 2006. Các tay súng có liên kết với Hamas bắt giữ Shalit trong một cuộc đột kích xuyên biên giới. Hamas giam giữ binh sĩ Israel này trong 5 năm, rồi dùng Shalit để trao đổi với 1.000 tù nhân Palestine bị Israel giam giữ.

Một số tay súng Hamas thậm chí còn được cử đi làm nhiệm vụ liều chết khi vào Israel.

Xung đột Israel – Hamas trở thành ‘ác mộng’ với Tổng thống Mỹ Biden

Tình hình bạo lực bùng nổ ở Israel khiến Tổng thống Mỹ Joe Biden phải đối mặt với một tình thế ngoại giao phức tạp không giống bất kỳ cuộc xung đột nào trước đây giữa...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Thái - Al Jazeera ([Tên nguồn])
Xung đột Israel - Hamas Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN